Châu Á tương lai có thể “nợ ngập đầu” do kích cầu kinh tế hậu Covid-19

19/05/2020 10:16 AM | Xã hội

Các nhà hoạch định chính sách cần phải chi tiêu thật cẩn thận mới có thể ngăn được việc các thế hệ tương lai phải trả quá nhiều những khoản nợ lớn.

Chính phủ các nước khắp châu Á đang công bố rất nhiều gói kích cầu nhằm hỗ trợ cho các nền kinh tế đang rơi vào tình trạng suy thoái. Đại dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực đến tiêu dùng và đầu tư, nó đe dọa đến những diễn biến tích cực trong điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ sau các cuộc khủng hoảng trước đây.

Giới chuyên gia kinh tế cũng đồng thuận rằng việc hành động nhanh là vô cùng cần thiết. Các tổ chức xếp hạng tín dụng tuy nhiên lại quan tâm đến sức khỏe tài khóa của các nước.

Các nhà hoạch định chính sách cần phải chi tiêu thật cẩn thận mới có thể ngăn được việc các thế hệ tương lai phải trả quá nhiều những khoản nợ lớn. Xếp hạng tín dụng của nhóm nước này cũng có thể phải chịu tác động nghiêm trọng do tình trạng tài khóa không mấy ổn định.

Ba tổ chức xếp hạng tín dụng lớn bao gồm Standard & Poor's, Moody's và Fitch chưa hạ xếp hạng tín nhiệm của bất kỳ nền kinh tế lớn nào tại châu Á, tuy nhiên, triển vọng tín nhiệm của Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines đều đã bị điều chỉnh giảm. Những nước này trong thời gian gần đây đều đương đầu với nhiều vấn đề kinh tế.

Việc ba tổ chức xếp hạng tín dụng hạ triển vọng tín dụng của các nước do những yếu tố bất ổn về kinh tế, chính trị và tài khóa, việc các nước sử dụng gói kích cầu để cứu kinh tế từ khủng hoảng hiện nay không đúng cách sẽ có thể dẫn đến việc bậc tín nhiệm tín dụng của các nước bị điều chỉnh giảm, lãi suất vay tiền tăng lên và thêm nhiều rắc rối kinh tế xảy đến.

Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế và chiến lược tại ngân hàng Mizuho, ông Vishnu Varathan, nhận xét: “Các nền kinh tế tại châu Á đang mắc kẹt giữa quá nhiều khó khan, họ cần phải cân bằng giữa mục tiêu cứu kinh tế và trách nhiệm tài khóa. Các điều kiện tài khóa đã được nới lỏng đáng kể”.

Chính phủ Nhật, đất nước có nền kinh tế lớn thứ 2 tại châu Á sau Trung Quốc, hiện đang bơm 1 nghìn tỷ USD tức khoảng 20% GDP để hỗ trợ kinh tế. Thủ tướng Nhật vào ngày thứ Năm khẳng định Nhật sẽ thông qua gói ngân sách bổ sung để hỗ trợ cho nền kinh tế. Chính phủ Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ đưa ra các gói kích cầu quy mô tương đương 13,3% GDP.

Tại Đông Nam Á, gói kích cầu của Malaysia tương đương khoảng 15% quy mô nền kinh tế, Singapore là 13% còn Philippines và Indonesia đang chi ra tương đương 7,8% và 3,9%GDP. Gói kích cầu 67 tỷ USD của Thái Lan ước tính tương đương khoảng 12%GDP.

Trung Mến

Cùng chuyên mục
XEM