Chất xyanua trong vụ án chấn động nữ sinh đầu độc cha ở Bà Rịa – Vũng Tàu đáng sợ thế nào?

21/01/2022 15:27 PM | Xã hội

Ngày 21/1, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã bắt tạm giam 1 nữ sinh viên 21 tuổi để điều tra làm rõ về hành vi giết cha ruột bằng chất độc xyanua.

Vụ đầu độc này đã khiến cho nhiều người bàng hoàng vì tính manh động và tàn ác. Vào năm 2020, Công an tỉnh Thanh Hóa từng công bố vụ án 2 người chết và 2 người bị đầu độc bằng chất xyanua có trong rượu. Trước đó, tại Thái Bình, vụ án đầu độc bằng hợp chất Natri xyanua được bơm vào trà sữa đã khiến 1 người tử vong ngay sau vài phút uống phải đã từng gây xôn xao dư luận.

Vậy xyanua là chất độc nguy hiểm thế nào và nó có thể gây ra những biến chứng gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Chất xyanua trong vụ án chấn động nữ sinh đầu độc cha ở Bà Rịa – Vũng Tàu đáng sợ thế nào? - Ảnh 1.

Hình ảnh tại nơi xảy ra vụ án. (Ảnh: Người Lao Động)

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ từng chia sẻ thông tin về xyanua như sau: Đây là một hóa chất hoạt động rất nhanh, mạnh. Nó có khả năng gây chết người dưới các dạng hợp chất khác nhau,

Về mặt hóa học, xyanua có thể là một loại khí không màu, có thể kể đến như hydro cyanide (HCN) hoặc xyanua clorua (CNCI), hoặc 1 dạng tinh thể như Kali xyanua (KCN) hoặc Natri xyanua (NaCN).

Ngoài ra, xyanua cũng có trong một số loại thực phẩm và thực vật như hạnh nhân, đậu lima và sắn. Chất này còn có trong hạt của các loại trái cây phổ biến như mơ, táo và đào.

Xyanua còn có trong khói thuốc lá. Trong sản xuất, xyanua còn được sử dụng để sản xuất nhựa, giấy và dệt may. Khí xyanua thường được sử dụng để tiêu diệt sâu bọ và sâu bệnh.

2. Vì sao nói xyanua là chất cực độc?

Xyanua được xem là một trong những chất kịch độc của thế giới bởi khả năng gây chết người với liều lượng thấp.

Chất xyanua trong vụ án chấn động nữ sinh đầu độc cha ở Bà Rịa – Vũng Tàu đáng sợ thế nào? - Ảnh 3.

Xyanua có trong hạt của quả mơ. (Ảnh: Pinterest)

Một người khoẻ mạnh chỉ cần ăn phải từ 200 đến 250mg sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng mất ý thức trong vòng từ 30 giây tới 2 phút. Nếu không được điều trị kịp thời, người đó sẽ rơi vào tình trạng hôn mê sau 1 tiếng và tử vong sau 3 giờ.

Xyanua trước đây được sử dụng như 1 loại thuốc độc . Trong Thế chiến II, Đức Quốc xã từng sử dụng xyanua dưới nhiều hình thức khác nhau để giết người. Phương thức này đã gây ra nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người dân Châu Âu lúc bấy giờ.

3. Độc xyanua phát tác như thế nào?

Trên thực tế, mức độ ngộ độc xyanua còn phụ thuộc vào lượng xyanua mà 1 người đã tiếp xúc thế nào, lộ trình tiếp xúc và thời gian tiếp xúc ra sao. Thông thường, hít thở khí xyanua gây tác hại lớn nhất. Tuy nhiên, uống hay nuốt phải xyanua cũng gây ra ngộ độc.

Cách để xác định một người có phải ngộ độc xyanua hay không rất khó bởi triệu chứng của nó thường giống với các triệu chứng bệnh khác. Cụ thể, khi xyanua đi vào cơ thể người, nó sẽ chặn các tế bào của cơ thể sử dụng oxy và khiến chúng chết. Đặc biệt, các cơ quan như tim và não là những bộ phận sử dụng nhiều oxy nhất cũng là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất. Khí xyanua nguy hiểm nhất là ở trong phòng kín, nó dễ phân tán và bay hơi trong không gian mở.

4. Dấu hiệu và biến chứng khi bị ngộ độc xyanua

Người tiếp xúc với xyanua bằng các ăn, hít thở hoặc hấp thụ qua da với lượng nhỏ đều sẽ có một hoặc nhiều các triệu chứng dưới đây:

4.1. Triệu chứng khi bị ngộ độc xyanua

► Đau đầu

► Buồn nôn, ói mửa

► Chóng mặt

► Bồn chồn

► Thở nhanh

► Nhịp tim nhanh

► Mệt mỏi, yếu đuối

Chất xyanua trong vụ án chấn động nữ sinh đầu độc cha ở Bà Rịa – Vũng Tàu đáng sợ thế nào? - Ảnh 4.

Khi tiếp xúc với xyanua, nạn nhân sẽ thấy xuất hiện triệu chứng khó thở, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt. (Ảnh: Pinterest)

Nếu tiếp xúc với 1 lượng lớn xyanua bằng các phương thức nào cũng sẽ xuất hiện triệu chứng như:

► Mất ý thức

► Co giật

► Nhịp tim chậm

► Huyết áp thấp

► Suy hô hấp dẫn tới tử vong

4.2. Biến chứng nguy hiểm sau khi tiếp xúc với xyanua

Những người được cứu sống sau khi bị ngộ độc xyanua vẫn có thể bị tổn thương phổi, tim, não và hệ thần kinh.

5. Làm gì khi trúng độc xyanua?

Như đã nói ở trên, triệu chứng khi trúng độc xyanua giống với các bệnh khác nên nhiều người thường không biết mình bị ngộ độc. Vậy trong trường hợp gặp nạn nhân trúng độc xyanua cần phải làm gì?

Trước tiên bạn cần cho nạn nhân thở oxy. Nếu nạn nhân bị ngộ độc qua đường ăn uống thì cần cho họ ăn đường glucozơ để làm chậm lại quá trình gây độc của xyanua cũng như bảo vệ các tế bào bằng các liên kết hoá học với chất độc này.

Lưu ý, khi cấp cứu, bạn cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng an toàn (tức nửa người dưới nằm sấp, mặt nghiêng sang một bên) lúc bệnh nhân bị co giật. Tuyệt đối không để bệnh nhân bị va đập, ngã. Bạn không được dùng vật cứng để chèn miệng nạn nhân khi co giật mà phải thay bằng vật mềm như khăn, áo …Sau đó bạn cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

6. Những thông tin về xyanua có thể bạn chưa biết

Xyanua được coi là một trong những chất kịch độc trên Trái Đất.

Xyanua là hoá chất phổ biến nhất trên Trái Đất. Nó tồn tại dưới nhiều hình thức như rắn, lỏng, khí và có trong thực phẩm, cây trồng, khói từ nhựa và thuốc lá.

Chỉ 40% dân số thế giới có khả năng ngửi được mùi của khí hydro xyanua.

Chất xyanua trong vụ án chấn động nữ sinh đầu độc cha ở Bà Rịa – Vũng Tàu đáng sợ thế nào? - Ảnh 5.

Xyanua tồn tại dưới nhiều dạng như lỏng, tinh thể, khí và có trong thực phẩm, thuốc lá, khói từ nhựa. (Ảnh: Pinterest)

Chỉ cần hít 0,2% khí hydro xyanua sẽ khiến bạn tử vong trong vòng 1 phút.

Xyanua được tìm thấy vào năm 1782 bởi nhà hoá học nổi tiếng Karl Scheele và chính nó đã gây ra cái chết cho ông.

Trong 1 số trường hợp khẩn cấp, xyanua có thể dùng làm thuốc.

Măng tươi là thực phẩm chứa hàm lượng xyanua rất cao, lên tới 230mg trong 1kg măng củ. Do đó, người dùng cần phải luộc và rửa thật kỹ măng tươi trước khi ăn để đảm bảo an toàn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chất độc xyanua, hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích cũng như cách sơ cứu khi ai đó bị ngộ độc hoá chất này.

Theo Nguyệt Phạm

Cùng chuyên mục
XEM