Chàng trai 32 tuổi có công việc, nhà riêng nhưng mãi không lấy được vợ: Giáo sư tâm lý chỉ ra nguyên do từ 1 cách dạy con SAI LẦM

11/07/2022 08:47 AM | Sống

Không khó để nhận ra Tiểu Vũ là một đứa trẻ được nuôi dạy 'nghèo nàn' từ vật chất đến tư tưởng, khó có thể giành được sự ưu ái của các cô gái.

Ở Trung Quốc lâu nay nhiều người truyền tụng nhau quan niệm, nuôi con trai thì nên dùng nghèo để con hiểu giá trị cuộc sống, cố gắng phấn đấu. Và nuôi con gái trong sự giàu có, đủ đầy sẽ giúp con lớn lên không bị choáng ngợp bởi hư vinh, cũng không vì những thứ đó mà con làm mất đi bản thân mình sau này.

Tuy nhiên, bà Lý Mai Cẩn - Giáo sư tâm lý tội phạm Đại học Công an Trung Quốc cho rằng, việc "Dùng nghèo để nuôi con trai" nếu thực hiện một cách mù quáng là rất sai lầm.

Chàng trai 32 tuổi có công việc, nhà riêng nhưng mãi không lấy được vợ: Giáo sư tâm lý chỉ ra nguyên do từ 1 cách dạy con SAI LẦM - Ảnh 1.

Chẳng hạn, trường hợp của Tiểu Vũ, năm nay 32 tuổi. Thấy những thanh niên xung quanh đều đã lập gia đình, sinh con còn con mình vẫn mãi độc thân nên bố mẹ Tiểu Vũ đã nhờ mọi người giới thiệu. Phải nói điều kiện của Tiểu Vũ cũng tốt, công việc ổn định, có một căn nhà hai phòng ngủ. Mặc dù không phải đặc biệt đẹp trai nhưng ngoại hình cũng dễ nhìn. Nhưng đáng nói, gặp gỡ bao nhiêu người vẫn không đi đến kết quả.

Một lần, Tiểu Vũ tham gia một buổi hẹn hò giấu mặt và cả hai bên đều có ấn tượng tốt. Họ đã gặp nhau vài ngày liên tiếp. Sau đó, người phụ nữ phát hiện ra: Mỗi lần hai người hẹn hò, Tiểu Vũ đều mặc chung một bộ đồ. Khi bàn luận nhiều vấn đề, câu trả lời của Tiểu Vũ luôn "không hiểu", "không biết" và "chưa bao giờ nghe nói về nó".

Cô gái hỏi Tiểu Vũ bạn có sở thích gì, lần sau hai người có thể chơi cùng nhau, Tiểu Vũ suy nghĩ hồi lâu rồi lắc đầu. Hai người đi siêu thị, cô gái tự bỏ tiền ra mua một loại sữa rửa mặt có giá hơn 100 tệ (khoảng 350 ngàn đồng), Tiểu Vũ đặc biệt kinh ngạc: "Làm sao lại có loại sữa rửa mặt đắt tiền như vậy?". Anh ta cũng ngăn cô gái mua nó.

...

Cuối cùng thì cặp đôi này cũng tan vỡ trong vòng một tháng. Giống như nhận xét của các cô gái trước, họ đều không thích Tiểu Vũ không có kiến thức, không có tầm nhìn, không có khiếu thẩm mỹ và keo kiệt. Không khó để nhận ra Tiểu Vũ là một đứa trẻ được nuôi dạy "nghèo nàn" từ vật chất đến tư tưởng, khó có thể giành được sự ưu ái của các cô gái.

Suy nghĩ mà cha mẹ anh đã truyền cho Tiểu Vũ từ khi anh còn nhỏ là "đừng tiêu tiền bừa bãi" và "nhà chúng ta không có tiền". Thực tế, cha mẹ của Tiểu Vũ có hai ba căn nhà, vậy làm sao họ có thể thiếu tiền? Cha mẹ không chỉ nghèo về vật chất, mà còn kém về tinh thần giáo dục con cái. Lớn lên trong cách giáo dục gia đình như vậy, Tiểu Vũ trông rất tự ti và hèn nhát.

Chàng trai 32 tuổi có công việc, nhà riêng nhưng mãi không lấy được vợ: Giáo sư tâm lý chỉ ra nguyên do từ 1 cách dạy con SAI LẦM - Ảnh 2.

Liên quan đến vấn đề này, bà Lý Mai Cẩn từng có những quan điểm xác đáng. Theo bà, nuôi dạy con trai nghèo khó một cách mù quáng sẽ ảnh hưởng tâm lý và hạn chế sự phát triển sau này của trẻ. Nhiều đứa trẻ dù có năng lực cũng không dám thực hiện do tâm lý nhát gan.

Giáo sư Lý cho biết, các gia đình nuôi dạy con trai không được "nghèo" ít nhất 3 mặt là ngoại hình, tầm nhìn, trách nhiệm, để tương lai đứa trẻ bớt khổ.

3 khía cạnh cần nuôi con trai "giàu có"

1. Ngoại hình bé trai phải "giàu có", không nghèo nàn, tồi tàn

Thường thì khi con gái phải ăn mặc đẹp, cha mẹ cảm thấy việc chi nhiều tiền hơn cho ngoại hình con gái là đúng đắn. Nhưng khi nói đến các bé trai, phụ huynh thường nghĩ đơn giản hơn. Họ cho rằng con trai không cần quá đầu tư trang phục, miễn là có vài bộ quần áo cần thiết.

Người dựa vào quần áo, ngựa dựa vào yên ngựa, việc ăn mặc của con trai cũng nên được cha mẹ coi trọng. Điều này không có nghĩa là phải ăn diện thật cao sang, trang nhã, chỉ cần bề ngoài sạch sẽ, gọn gàng, đó là một "danh thiếp" để hòa hợp với những người khác.

Đặc biệt, bé trai thích leo trèo, nô đùa khắp nơi, quần áo của bé cần được giặt giũ, thay mới hàng ngày, khi mua quần áo cho bé trai không nên quá nhiều về số lượng mà nên chú trọng chất lượng.

2. Kiến thức và tầm nhìn của cậu bé nên phong phú, không phải "ếch ngồi đáy giếng"

Khi đối mặt với những thắc mắc và chế giễu của người khác, một cậu bé có thể trả lời một cách thoải mái, trong khi cậu bé còn lại chỉ nấp sau lưng mẹ của mình. Bạn thích cậu bé nào trong hai cậu bé hơn? Tin rằng câu trả lời rất rõ ràng.

Tầm nhìn của một người quyết định chiều cao của anh ta.

Hãy để cậu bé được hiểu biết đầy đủ ngay từ khi còn nhỏ, không chỉ giới hạn trong kiến thức sách vở, mà còn phải tiếp cận với nhiều khía cạnh kiến thức khác nhau bằng cách tích cực tham gia các hoạt động phong phú.

Chàng trai 32 tuổi có công việc, nhà riêng nhưng mãi không lấy được vợ: Giáo sư tâm lý chỉ ra nguyên do từ 1 cách dạy con SAI LẦM - Ảnh 3.

3. Ý thức trách nhiệm của con trai phải "giàu có" và là một "người đàn ông" thực sự

Như câu nói "nam nhi đại trượng phu", một cậu bé gặp chuyện gì thì cũng chỉ phụ thuộc cha mẹ, gặp khó khăn thì co rúm lại không dám tiến lên, chắc chắn là điều không phụ huynh nào mong muốn.

Ý nghĩa quan trọng của "nghèo" nuôi con trai là thông qua cảm nhận sự nghèo khó và gian khổ của bản thân mà từ đó rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất, ý chí cho con. Điều này có nghĩa, khi giáo dục con trai nên nghiêm khắc hơn, đặc biệt đối với vật chất.

Cha mẹ không nên để con thiếu thốn nhưng cũng không bảo bọc quá nhiều. Nuôi con trai nên biết cách buông tay, để con cố gắng rời xa vòng tay của cha mẹ, dần dần chắp cánh, tập bay một mình. Những đứa trẻ như vậy rất độc lập và tự chủ, chỉ sau khi "bay" chúng mới hiểu được thế nào là tinh thần trách nhiệm, có cách giải quyết riêng khi gặp sự cố.


Theo Hiểu Đan

Cùng chuyên mục
XEM