img
Chân dung Phạm Văn Tam: Ông chủ hãng Tivi Việt “làm mưa làm gió” thị trường nông thôn - Ảnh 1.

Chân dung Phạm Văn Tam: Ông chủ hãng Tivi Việt “làm mưa làm gió” thị trường nông thôn - Ảnh 2.

Phạm Văn Tam sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống làm gốm sứ ở Móng Cái – Quảng Ninh. Nằm ở vùng biên giới, nơi đây rất phát triển hoạt động giao thương buôn bán với nước bạn. Lớn lên trong điều kiện như vậy, Phạm Văn Tam đã từng bước hình thành trong mình những tố chất cần có để tạo nên một doanh nhân. 

"Sau những giờ học trên lớp, tôi ít khi về nhà mà la cà sang các khu chợ vùng biên. Tôi luôn cảm thấy vui thích khi được xem hoạt động giao thương sôi động nơi đây". Chỉ bằng việc quan sát và học hỏi, Phạm Văn Tam đã nhanh chóng kiếm được những đồng tiền đầu tiên từ việc mua đi bán lại các món hàng.

Chân dung Phạm Văn Tam: Ông chủ hãng Tivi Việt “làm mưa làm gió” thị trường nông thôn - Ảnh 3.

Một cách tự nhiên, cậu yêu thích công việc này và cũng từ đó, Phạm Văn Tam không còn tha thiết với công việc làm gốm sứ của gia đình. Dù vậy, những kinh nghiệm quý báu từ cách vận hành cho đến quản lý mô hình sản xuất gốm sứ trở thành những bài học vỡ lòng đáng quý, hỗ trợ rất nhiều cho sự nghiệp của cậu sau này.


Chân dung Phạm Văn Tam: Ông chủ hãng Tivi Việt “làm mưa làm gió” thị trường nông thôn - Ảnh 4.

Học hết phổ thông, cậu thiếu niên Phạm Văn Tam quyết định không vào Đại học với lý do đơn giản: "Học được cách kiếm tiền ngay từ những ngày còn nhỏ, cũng như những bạn bè đồng trang lứa trong vùng, tôi không mặn mà gì với việc vào Đại Học. Ở đây, mọi người chọn sản xuất và buôn bán để làm giàu chứ chẳng mấy ai vào Đại Học và chọn con đường sự nghiệp công danh". 

Rời ghế nhà trường khi vẫn còn là một cậu bé chưa trưởng thành, Phạm Văn Tam chưa có bất kỳ định hướng rõ ràng. Vốn sẵn không thích nghề gốm, ngay khi được người cậu ruột hướng theo nghề chụp hình, Tam đã nhanh chóng đồng ý.

Chân dung Phạm Văn Tam: Ông chủ hãng Tivi Việt “làm mưa làm gió” thị trường nông thôn - Ảnh 5.

Bẵng đi vài năm, trong một chuyến đi vào Nam rất tình cờ cùng những người bạn, Phạm Văn Tam đã bén duyên với mảnh đất Sài Thành. Từ giờ phút này, cậu thanh niên 22 tuổi bắt đầu hành trình lập nghiệp nhiều gian truân. 

Thời điểm những năm 2000, nhu cầu sử dụng Tivi tăng nhanh, kéo theo sự sôi động của thị trường linh kiện điện tử. Nhanh chóng lắng nghe thị trường, Phạm Văn Tam tìm hiểu sâu về lĩnh vực này và quyết định chọn Nhật Tảo, chợ điện tử lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh khi đó để bắt tay vào khởi nghiệp. 

Với những kinh nghiệm có được ở quê nhà, cộng với cái duyên buôn bán, tính cách thật thà chất phác, Phạm Văn Tam từng bước chinh phục khách hàng. "Tam Tivi nghĩa địa" là cái tên thân thuộc mà những tiểu thương buôn bán linh kiện tại khu vực này hài hước đặt cho anh.




Chân dung Phạm Văn Tam: Ông chủ hãng Tivi Việt “làm mưa làm gió” thị trường nông thôn - Ảnh 6.

Tâm sự với chúng tôi, Phạm Văn Tam cho biết ban đầu anh không đặt kỳ vọng cao xa, tất cả chỉ là bám trụ được ở Sài Thành. Rời xa quê hương lập nghiệp, anh không muốn phải trở về tay trắng. 

Trong 2 năm đầu, công việc buôn bán của Tam không mấy khả quan. Anh học theo những người khác, mang hàng trải rộng ra khắp các cửa hàng, mỗi nơi một ít. Hàng bán chậm, công nợ khó thu hồi, tỷ lệ tồn kho cao khiến Tam hầu như không có lãi trong khi phải chăm sóc khách hàng rất vất vả. 

Trong lúc loay hoay không xác định được vấn đề, một người mà anh trân trọng gọi là "cô"- một tiểu thương giàu kinh nghiệm, chỉ ra rằng chính việc dàn trải khắp nơi của Tam đã khiến anh làm ăn không hiệu quả.

Chân dung Phạm Văn Tam: Ông chủ hãng Tivi Việt “làm mưa làm gió” thị trường nông thôn - Ảnh 7.

Bà đề xuất trở thành đại lý phân phối độc quyền cho các sản phẩm của Tam. Việc này giúp Tam tập trung vào 1 đối tác duy nhất, giảm khối lượng công việc và tối ưu hóa nguồn vốn. Quan trọng hơn, anh có thêm nhiều thời gian để chăm sóc khách hàng, tìm nguồn sản phẩm chất lượng và ổn định quy trình làm việc của mình. 

Bài học chiến lược ấy thực sự đã mang lại kết quả. Chỉ sau một thời gian ngắn, Phạm Văn Tam cùng với đại lý độc quyền duy nhất của mình đã chiếm được toàn bộ thị trường linh kiện trong khu vực. Lúc đó, anh mới quyết định tiếp tục mở rộng sang một thị trường khác. Cứ như thế, từng chút một, sản phẩm của anh nhanh chóng hiện diện khắp 63 tỉnh thành trong cả nước. 

Đến nay, sau gần 20 năm, khách hàng quan trọng nhất của Phạm Văn Tam vẫn là cửa hàng đại lý độc quyền đầu tiên đó. Đối với người cô đã dạy anh bài học kinh doanh đầu đời, anh vẫn luôn dành một sự tôn trọng và biết ơn mỗi khi kể về quá khứ gian nan.

Chân dung Phạm Văn Tam: Ông chủ hãng Tivi Việt “làm mưa làm gió” thị trường nông thôn - Ảnh 8.

Những ai từng biết Phạm Văn Tam đều nhận định anh là một người rất chăm chỉ, uy tín và thật thà. Luôn đúng hẹn với khách hàng và đối tác là nguyên tắc làm việc bất di bất dịch của Tam. Thế nhưng, việc quá tin người cũng từng khiến anh bao phen lao đao. 

Những năm đầu buôn bán, việc chuyển tiền được Phạm Văn Tam thực hiện một cách rất thủ công và mạo hiểm. Không sử dụng ngân hàng, anh nhờ người quen giao nhận các khoản tiền rất lớn cho đối tác. Năm 2003, anh bị lừa với số vốn lên đến hơn 400 triệu đồng, chỉ vì quá tin người.

Cú sốc khiến Phạm Văn Tam gần như sụp đổ. Mất trắng toàn bộ vốn liếng, chán nản và bi quan, Tam đã bỏ lại tất cả về quê kế nghiệp gia đình. Anh bồi hồi kể lại: "Các cô (tiểu thương) sau vài tháng không thấy tôi vào Sài Thành, đã chủ động gọi điện hỏi thăm và đặt vấn đề sẽ cho tôi mượn vốn, chấp nhận trả trước tiền hàng để tôi tiếp tục kinh doanh. Nhờ vậy, tôi mới có thể tiếp tục con đường kinh doanh của mình".

Chân dung Phạm Văn Tam: Ông chủ hãng Tivi Việt “làm mưa làm gió” thị trường nông thôn - Ảnh 9.

Chân dung Phạm Văn Tam: Ông chủ hãng Tivi Việt “làm mưa làm gió” thị trường nông thôn - Ảnh 10.

Sau giai đoạn thành công với việc buôn bán linh kiện, đến giữa những năm 2007, thị trường này rơi vào giai đoạn thoái trào khi các thương hiệu điện tử hàng đầu như Samsung, LG, Sony, Panasonic… tràn ngập khắp nơi và thu hút người tiêu dùng. Đời sống phát triển, họ không còn ưa chuộng các sản phẩm second hand của "Tam Tivi nghĩa địa" nữa. 

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng chủ động ra nước ngoài tìm nguồn linh kiện mà không thông qua nguồn cung trong nước của Phạm Văn Tam. Một lần nữa, anh lại phải làm lại từ đầu. 

Bắt kịp xu hướng chung, Phạm Văn Tam thành lập doanh nghiệp sản xuất của riêng mình với thương hiệu điện tử Fujiko. Với mạng lưới khách hàng đã xây dựng nhiều năm, anh tin rằng mình sẽ chinh phục được thị trường. Đợt hàng đầu tiên được các đại lý đón nhận nồng nhiệt càng khiến Tam tin tưởng vào thành công.

Chân dung Phạm Văn Tam: Ông chủ hãng Tivi Việt “làm mưa làm gió” thị trường nông thôn - Ảnh 11.

Khi cho ra đời một thương hiệu, Phạm Văn Tam chưa nhận ra mình đã chuyển đổi từ mô hình buôn bán thành sản xuất và kinh doanh. Không chỉ đơn giản là bài toán mua đi bán lại, kinh doanh đòi hỏi sự tổ chức bài bản, sâu rộng và liền mạch các khâu. Trong đó, vai trò của việc làm thương hiệu là cực kì quan trọng, tạo nên lợi thế cạnh tranh, định hình sự khác biệt cho sản phẩm trên thị trường. 

Việc không sớm nhận ra tầm quan trọng của việc làm thương hiệu đã khiến Fujiko mất dần sức cạnh tranh với các đối thủ trong cùng phân khúc. Các đại lý dù thân quen cũng không thể giúp Tam khi sản phẩm của anh không được người tiêu dùng biết đến. Cái tên Fujiko đã không thể trụ lại chỉ sau hơn một năm ngắn ngủi. 

Không nản lòng, Phạm Văn Tam tiếp tục tìm đường gây dựng vốn để thành lập công ty Bảo Ngọc với thương hiệu SUPOVIET vào năm 2009. Rút kinh nghiệm từ thất bại trước, anh xây dựng doanh nghiệp mới của mình một cách bài bản hơn. Và anh cũng bắt đầu chủ động học cách làm thương hiệu.

Chân dung Phạm Văn Tam: Ông chủ hãng Tivi Việt “làm mưa làm gió” thị trường nông thôn - Ảnh 12.

Ban đầu chỉ đơn giản là những tờ rơi được nhân viên phát cho khách hàng tại các khu chợ, siêu thị. Dần dà, anh mở rộng quan hệ với các đơn vị truyền thông và quảng bá thương hiệu trên các kênh thông tin như báo chí, truyền hình, phát thanh,… Được khách hàng quan tâm và nhận biết, SUPOVIET dần khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, đặc biệt là vùng nông thôn. Tuy nhiên, quy mô càng mở rộng thì các khâu tổ chức, quản lý và điều hành càng bộc lộ nhiều hạn chế. Các sản phẩm chủ lực cũng không cho thấy tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. May mắn một lần nữa vẫn chưa mỉm cười với Phạm Văn Tam. 

Hơn chục năm chai lỳ với thất bại từ những ngày đầu đơn thân độc mã vào lập nghiệp ở Sài Thành, Phạm Văn Tam giờ đây đã mạnh mẽ và bản lĩnh hơn. Anh tâm sự: 

"Vì tính sĩ diện của mình, tôi đã không thể cho phép mình bỏ cuộc. Đã rời quê hướng vào đây lập nghiệp, chịu không biết bao đắng cay và mất mát, tôi phải mang được điều gì đó lớn lao khi trở về"


Chân dung Phạm Văn Tam: Ông chủ hãng Tivi Việt “làm mưa làm gió” thị trường nông thôn - Ảnh 13.

Giữa năm 2014, công ty cổ phần điện tử Asanzo ra đời với hy vọng thâm nhập thị trường Tivi vốn nằm trong tay những ông lớn đến từ nước ngoài. Lần này, Phạm Văn Tam đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng mọi mặt từ nhân sự, kế hoạch, chiến lược sản xuất, kinh doanh quản trị. Cùng với hệ thống khách hàng rất rộng lớn đã từng xây dựng từ mười mấy năm trước, anh tin tưởng mình sẽ "làm nên chuyện" với Asanzo. 

Phạm Văn Tam đã huy động toàn bộ nguồn vốn đầu tư có được để xây dựng một nhà máy có tổng kinh phí lên đến 20 triệu USD chuyên sản xuất các sản phẩm Tivi phục vụ cho vùng nông thôn và gia đình lao động có thu nhập thấp. Đây được xem là quyết định táo bạo, liều lĩnh và thành công nhất của doanh nhân Phạm Văn Tam.

Chân dung Phạm Văn Tam: Ông chủ hãng Tivi Việt “làm mưa làm gió” thị trường nông thôn - Ảnh 14.

Năm 2013, Asanzo chỉ nhắm mục tiêu bán được 5.000 chiếc tivi. Chỉ sau một năm có mặt trên thị trường, Asanzo đã đạt doanh số hơn 100.000 chiếc. Năm 2015, con số này đã tăng gấp 3 lần, tức 300.000 chiếc. Đến năm 2016, lượng tivi bán ra đã lên tới con số 500.000 chiếc, đưa tổng doanh thu của công ty cán mốc hơn 2.500 tỷ đồng. 

Đến nay, chỉ sau 03 năm sản xuất, Tivi Asanzo đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường khi chiếm tới 15% lượng Tivi bán ra, theo số liệu từ GFK. 65% trong số đó đến từ các vùng nông thôn khắp nơi trong cả nước. Với những thành tựu đạt được, Asanzo đã vinh dự nhận được giải thưởng thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2017. Phạm Văn Tam đã thực sự thành công và tạo nên một sự thay đổi đến khó tin trong bức tranh chung của thị trường điện tử Việt. 

Thành công của các sản phẩm Tivi giá rẻ của Asanzo đến từ 04 yếu tố: công nghệ, chiến lược thâm nhập thị trường độc đáo, sự sáng tạo từ trong thiết kế và "Giá trị thực" đem đến cho khách hàng.



Chân dung Phạm Văn Tam: Ông chủ hãng Tivi Việt “làm mưa làm gió” thị trường nông thôn - Ảnh 15.

Khi được hỏi về những đối thủ cạnh tranh, Phạm Văn Tam cho biết chưa bao giờ nghĩ mình đang đối đầu với bất kỳ ai. Anh quan niệm với dân số hơn 90 triệu người, mỗi doanh nghiệp ở Việt Nam đều có thế mạnh riêng và nhóm khách hàng chủ đạo. 

Nếu các doanh nghiệp lớn tập trung vào các sản phẩm đa chức năng, hiện đại phục vụ khách hàng cao cấp thì Phạm Văn Tam lại hướng tới người tiêu dùng phổ thông, người lao động và gia đình có thu nhập trung bình. 

"Chúng tôi không cạnh tranh mà lấp đầy những khe hẹp của thị trường, nơi các nhà sản xuất lớn không thế thu mình lại để đáp ứng khách hàng. Sản phẩm được mở rộng ra các phân khúc thấp hơn, ở những vùng xa hơn thay vì chỉ tập trung trong gia đình khá giả trong khu vực trung tâm." 

Phạm Văn Tam đã không ngần ngại "Rút ruột" sản phẩm Asanzo một cách có tính toán và thông minh. Nhờ vậy, Tivi Asanzo có giá thành rẻ hơn các sản phẩm khác đến 30%, độ bền và tiết kiệm điện cũng cao hơn đáng kể bởi lẽ khách hàng đều nghĩ: "càng nhiều tính năng, sản phẩm càng tiêu thụ điện năng lớn và nhanh hỏng hóc".

Chân dung Phạm Văn Tam: Ông chủ hãng Tivi Việt “làm mưa làm gió” thị trường nông thôn - Ảnh 16.

Anh cho biết: "Sự sáng tạo này hoàn toàn dựa trên hiểu biết của Asanzo về nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Sau này tôi mới biết đây được gọi là Sabotage/Removal – một trong 6 mô thức sáng tạo do bậc thầy quảng cáo nổi tiếng thế giới Yonahan Dominitz tìm ra".

Một trong những ưu điểm lớn nhất của Phạm Văn Tam đó là khả năng thấu hiểu khách hàng. Gần 20 năm lăn lộn với nghề, anh nắm được nhu cầu của các gia đình ở vùng nông thôn hay tầng lớp lao động. Họ không đòi hỏi quá cao về sự hiện đại, các tính năng thông minh cũng như đẳng cấp thương hiệu hàng đầu. Thay vào đó, họ cần những sản phẩm có giá tiền phù hợp với thu nhập, chất lượng tốt và tiết kiệm điện năng. Phạm Văn Tam gọi những mong muốn đó là "giá trị thực" của sản phẩm.

Những sản phẩm của Asanzo hiện nay tại tổ hợp nhà máy có quy mô lên đến hơn 1.000 tỷ đồng đều được Phạm Văn Tam phát triển dựa trên tính chất này. Tập trung vào "Giá trị thực", lược bỏ những chi tiết thừa không cần thiết, đảm bảo độ bền và giảm giá thành tối đa cho người sử dụng…Phạm Văn Tam đang thực sự kiến tạo ra được những giá trị phù hợp nhất với người tiêu dùng.

"Hành vi tiêu dùng của Khách hàng đã thay đổi, họ không còn dễ dàng "xuống tiền" trước những mặt hàng đắt đỏ gắn mác thương hiệu nổi tiếng. Thay vào đó, khách hàng luôn so sánh rất kỹ, họ đòi hỏi giá trị thu được cần phải tương xứng với giá tiền bỏ ra" - Anh Tam chia sẻ. 

 "Giờ đây, sản phẩm nào có những "giá trị thực" lớn nhất sẽ chiếm lĩnh thị trường".  


Chân dung Phạm Văn Tam: Ông chủ hãng Tivi Việt “làm mưa làm gió” thị trường nông thôn - Ảnh 17.

Sau thành công với sản phẩm Tivi lắp ráp có tỉ lệ nội địa đạt 30% và dự kiến sẽ đạt 60% trong năm nay, Phạm Văn Tam bắt đầu nhắm tới những mục tiêu xa hơn. Cuối năm 2016 vừa qua, Asanzo bắt đầu đặt chân vào thị trường điện lạnh với các sản phẩm máy làm mát và máy lạnh Inverter. 

Đặc biệt, trong tháng 7, công ty sẽ cho ra mắt sản phẩm Smartphone giá rẻ, đánh dấu một bước tiến mới xa hơn cho hành trình mang lại "giá trị thực" cao nhất cho khách hàng. Đây cũng sản phẩm góp phần nâng cao vị thế của thương hiệu cũng như cung cấp thêm nhiều tiện ích hiện đại cho khách hàng. 

Sau Tivi, Phạm Văn Tam muốn những gia đình đã tin tưởng vào thương hiệu Asanzo sẽ có thêm phương tiện thông tin liên lạc, giải trí, nghỉ ngơi hiện đại hơn. Góp phần làm phong phú thêm cuộc sống của những người nông dân, người lao động đang tham gia sản xuất xây dựng quê hương ở khắp mọi miền đất nước.


Chân dung Phạm Văn Tam: Ông chủ hãng Tivi Việt “làm mưa làm gió” thị trường nông thôn - Ảnh 18.

Chân dung Phạm Văn Tam: Ông chủ hãng Tivi Việt “làm mưa làm gió” thị trường nông thôn - Ảnh 19.

Hoà Đặng
7pm
Theo Trí Thức Trẻ27/06/2017

Trí Thức Trẻ