Chân dung người dùng Việt năm 2023, markerter nào cũng phải biết: Sẵn sàng mua hàng từ người lạ trên TikTok, thắt chặt chi tiêu vẫn tìm kiếm "resort, villa"

13/06/2023 10:31 AM | Kinh doanh

2023 là năm chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của các ngành nghề trước tác động của suy thoái, lạm phát đối với nền kinh tế toàn cầu. Cùng với đó, những chuyển biến trong hành vi người dùng là một trong những tác nhân nổi bật ảnh hưởng đến mục tiêu và hướng đi của các doanh nghiệp.

Dưới đây là 3 sự thay đổi rõ rệt của người dùng trong năm vừa qua giúp doanh nghiệp có thêm thông tin giá trị để triển khai chiến lược tiếp thị sát sườn nhất với khách hàng mục tiêu.

Người dùng ưu tiên mua sắm đa kênh, đề cao tính trải nghiệm

Theo "Báo cáo thị trường thường niên Repota 2023: Chuyển dịch xu hướng Marketing và kiến tạo hướng đi mới" ra mắt trong sự kiện “Marketing Trend Transformation: Gìn giữ chất riêng, bứt phá với phương pháp tiếp thị mới” do Adsota tổ chức, cho thấy trong năm 2022 nước ta có đến 74,8% người dùng tham gia mua sắm trực tuyến, hầu hết trong số họ đều mua sắm đa kênh. Trong đó, các sàn thương mại điện tử chiếm 78%, mạng xã hội chiếm 42% và các ứng dụng điện thoại chiếm 47%. Đặc biệt, 80% marketer cho biết người dùng có xu hướng mua sắm trực tiếp qua mạng xã hội thay vì website hoặc bên thứ 3.

Chân dung người dùng Việt năm 2023, markerter nào cũng phải biết: Sẵn sàng mua hàng từ người lạ trên TikTok, thắt chặt chi tiêu vẫn tìm kiếm "resort, villa" - Ảnh 1.

Nền tảng bán hàng được người dùng ưa chuộng nhất. (Nguồn: Thống kê của Metric về thương mại điện tử 2023)

Song hành cùng thói quen mua sắm đa kênh, người dùng ngày nay có khuynh hướng yêu thích những trải nghiệm mới lạ, giải trí, tạo cảm hứng thay vì chỉ đơn thuần là mua hàng. Nghiên cứu được khảo sát trong khu vực APAC về hoạt động mua sắm giải trí chỉ ra rằng 82% khách hàng sẵn sàng mua sắm sản phẩm từ một thương hiệu mà họ hiếm khi sử dụng sau khi xem video giới thiệu trên nền tảng Tiktok. Ngoài ra, 1/3 người dùng mong muốn trải nghiệm hành trình mua sắm kết hợp yếu tố giải trí, thư giãn.

Chân dung người dùng Việt năm 2023, markerter nào cũng phải biết: Sẵn sàng mua hàng từ người lạ trên TikTok, thắt chặt chi tiêu vẫn tìm kiếm "resort, villa" - Ảnh 2.

Người dùng có khuynh hướng đưa ra quyết định mua hàng kết hợp yếu tố giải trí. (Nguồn: Khảo sát trong khu vực APAC về hoạt động mua sắm giải trí của khách hàng)

Chia sẻ tại sự kiện, ông Đặng Phú Vinh - Giám đốc điều hành ADSOTA cho biết: “Bên cạnh sự dịch chuyển trong sở thích mua sắm của người tiêu dùng chính là xu hướng D2C (Direct-to-Customer), bán hàng trực tiếp không qua trung gian nở rộ mạnh mẽ, vừa đảm bảo sản phẩm giá rẻ đến tận tay người tiêu dùng, vừa giảm bớt gánh nặng chi phí cho các doanh nghiệp hiện nay".

Theo đó, xu hướng D2C sẽ trở thành đòn bẩy mạnh mẽ trong chiến lược kinh doanh của các thương hiệu trong thời gian tới, đặc biệt là các doanh nghiệp đẩy mạnh mảng bán lẻ.

Chú trọng vào những giá trị thực bền vững

Thực tế chỉ ra rằng, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế khiến người dùng ngày một thắt chặt chi tiêu, cẩn thận hơn trước khi đưa ra quyết định mua sắm hay đầu tư. Trong đó, các mặt hàng xa xỉ ghi nhận doanh thu giảm sút đáng kể. Khảo sát “Thói quen tiêu dùng 2023” của PwC cho thấy 62% người tiêu dùng có xu hướng giảm tiêu thụ các mặt hàng không thiết yếu, thấp hơn so với trung bình toàn cầu (69%).

Tuy nhiên, trước những xáo trộn của cuộc sống, môi trường và xã hội, người dùng hiện nay vẫn khao khát bồi dưỡng, tích lũy những giá trị thực mang tính bền vững. Trong đó, 28% người Việt dự định đầu tư vào bản thân bằng việc nâng cấp kiến thức, rèn luyện sức khỏe thể chất và tâm hồn của họ. Con số này cao hơn nhiều so với người tiêu dùng ở toàn Đông Nam Á. Khi con người dần chú trọng bản thân, đề cao những giá trị chân thật cũng là lúc thương hiệu cần nhìn nhận mục tiêu tiếp thị theo hướng mới mẻ, gần gũi, đề cao những gì chân thật nhất. Đây cũng chính là điểm mới trong báo cáo Repota 2023 - Marketing chữa lành.

Chân dung người dùng Việt năm 2023, markerter nào cũng phải biết: Sẵn sàng mua hàng từ người lạ trên TikTok, thắt chặt chi tiêu vẫn tìm kiếm "resort, villa" - Ảnh 3.

Người dùng ngày càng tập trung phát triển giá trị bản thân. (Nguồn: Báo cáo Year In Search 2022 của Google)

Cụm từ “Có đáng tin không” tăng 80% lượt tìm kiếm trong năm 2022. Điều này cho thấy khi xã hội và môi trường thay đổi, người dũng trở nên cẩn trọng, tỉ mỉ và hướng tới những gì mang giá trị thật nhiều hơn.

Bên cạnh đó, xu hướng vì cộng đồng, đề cao nét đẹp văn hóa người Việt cũng được người dùng chú trọng. Một nghịch lý chỉ ra rằng, Gen Z dù là thế hệ sử dụng và tương tác mạnh mẽ với công nghệ nhưng cũng là những người gìn giữ, bảo vệ văn hóa Việt Nam. Minh chứng qua lượt tìm kiếm về “Văn hóa Việt Nam” tăng 90% trong năm 2022. Trong đó, 50% người tiêu dùng gen Z ủng hộ thương hiệu thể hiện được giá trị văn hóa Việt thông qua các yếu tố truyền thống, mang đậm hồn Việt. Do vậy, mỗi doanh nghiệp không chỉ chạy theo bắt kịp xu hướng, đón đầu công nghệ mà cần phải cân bằng giữa yếu truyền thống và đổi mới. Có như vậy, thương hiệu mới giữ được nét riêng khác biệt và bứt phá với phương pháp tiếp thị phù hợp.

Chân dung người dùng Việt năm 2023, markerter nào cũng phải biết: Sẵn sàng mua hàng từ người lạ trên TikTok, thắt chặt chi tiêu vẫn tìm kiếm "resort, villa" - Ảnh 4.

Lượt tìm kiếm về Vietnamese Culture tăng mạnh. (Nguồn: Báo cáo Year In Search 2022 của Google)

Dù thắt chặt chi tiêu nhưng không ngại chi tiền nâng cao trải nghiệm sống

Điểm đáng chú ý trong sự dịch chuyển hành vi người dùng chính là họ ngày càng coi trọng chất lượng hơn số lượng. Điều này được chứng minh rõ ràng bởi sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và xu hướng cao cấp hóa trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ăn uống và chỗ ở. Ngoài ra, tất cả nhóm người tiêu dùng cũng cho biết, họ sẵn sàng chi tiêu mua sắm đầy đủ đồ gia dụng, hoàn thiện nội thất ngay khi sở hữu căn nhà mới.

Cụ thể, lượng tìm kiếm về các từ khóa "villa", "resort", "khách sạn 5 sao" đều tăng so với quý trước với mức tăng trưởng lần lượt là 53%, 35% và 21%. Chính những yếu tố trên đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đồng thời đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, từ các sản phẩm bình dân cho đến các sản phẩm cao cấp.

Chân dung người dùng Việt năm 2023, markerter nào cũng phải biết: Sẵn sàng mua hàng từ người lạ trên TikTok, thắt chặt chi tiêu vẫn tìm kiếm "resort, villa" - Ảnh 5.

Nguồn: Theo báo cáo “Xu hướng số của người dùng trên không gian mạng” của Cốc Cốc năm 2022

Trước sự thay đổi trong hành vi người dùng 2023, mỗi doanh nghiệp cần làm gì để vừa gia tăng điểm chạm với khách hàng mục tiêu, vừa tối ưu tỷ lệ chuyển đổi và tiết kiệm chi phí? Câu trả lời chính là phân bổ ngân sách hợp lý để cân bằng giữa tiếp thị, quản trị và công nghệ.  Ông Đặng Phú Vinh nhận định: “Sở hữu một số thống kiểm soát tự động CRM không phải là điều quá khó đối với mỗi doanh nghiệp nhưng hiệu quả mang lại sẽ giúp họ tối ưu nguồn lực, khoanh vùng chính xác khách hàng mục tiêu và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trước bối cảnh xu hướng chuyển đổi số đã hiện hữu ở trong mọi hướng đi và mục tiêu của thương hiệu”.

Hoàng Anh

Cùng chuyên mục
XEM