CEO HopeBox: Từng làm osin từ lớp 7, lương 150.000 đồng/tháng, 13 năm sau vụt sáng trở thành sinh viên xuất sắc tại Úc và hành trình khởi nghiệp đầy nhân văn

15/05/2022 14:58 PM | Sống

Đằng sau nụ cười rạng ngời ấy chính là những ngày tháng miệt mài vượt khó, hàng chục năm lục tìm mọi cánh cửa để mở ra những cơ hội được học tập, được phát triển.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo ở Vĩnh Phúc, bố mất sớm, bốn mẹ con chị Hương sống trong ngôi nhà vách đất do bà nội Hương vay mượn dựng được. Để trợ giúp cho gia đình thoát nghèo đói, vào năm 1999, khi vừa học xong lớp 7, mới tròn 13 tuổi nhưng chị Hương đã phải lên Hà Nội làm ô sin giúp việc, để anh trai và em gái mình vẫn được có cơ hội học tập ở quê.

Xa quê làm osin từ lớp 7, lương 150.000 đồng/tháng, 13 năm sau cô nàng vụt sáng trở thành sinh viên xuất sắc tại Úc, giờ đây là CEO cứu giúp phụ nữ bị bạo hành - Ảnh 1.

Founder HopeBox đã từng trải qua vô vàn sóng gió trong quá khứ. Ảnh: Zing.

Khi ấy phải làm công việc chăm sóc em bé, dọn dẹp nhà cửa cho một gia đình ở Giảng Võ, Hà Nội, lương tháng của cô chỉ có vỏn vẹn 150.000 đồng, lại còn bị chủ thường xuyên không hài lòng, thậm chí la mắng. Dẫu vậy, khát khao đi học của cô chưa bao giờ tắt. Chị Hương may mắn xin được đi học một lớp bổ túc tại một trung tâm giáo dục thường xuyên. Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau, nhà chủ đuổi cô đi vì thức khuya học bài. Chị chia sẻ về nỗi niềm của mình trên Zing: "Ngày ấy, việc tôi đi học bổ túc là điều rất phi lý. Ở quê tôi, con gái 16-17 tuổi thường lấy chồng, sinh con, làm việc đồng áng. Tôi quyết tâm đó không phải cuộc đời của mình. Tôi vẫn mơ được làm cô giáo và quyết bám trụ lại Hà Nội".

Không còn cách nào khác, cô gái 17 tuổi đến xin ở gầm cầu thang của một căn hộ cũ ở khu đô thị mới Trung Yên, "hàng xóm" xung quanh là cửu vạn, người nghiện... khiến cô gái bé bỏng lúc đó chỉ biết thủ sẵn dao trong túi để phòng trừ. Thời gian ấy, cứ 2 giờ sáng cô dậy sớm thổi xôi bán ở cổng trường, 8-9 giờ bán nước chè tươi, bánh khoai, đến tối cô đành nhờ người khác bán hộ để vẫn đi học được.

"Tôi đặt mục tiêu là phải học đại học để thay đổi cuộc đời. Dù mẹ không đồng ý cho ở lại Hà Nội, nhưng nếu về quê, đường học của tôi sẽ chấm dứt", Hương chia sẻ trên VnExpress.

Khi vẫn đang học bổ túc lớp 12, vào năm 2006, bước ngoặt lớn xảy đến khi chị Hương trở thành học viên của KOTO - doanh nghiệp xã hội chuyên đào tạo nghiệp vụ ngành Khách sạn, tiếng Anh và kỹ năng sống cho trẻ em đường phố.

Sau đó, chị được giới thiệu làm nhân viên phục vụ, thu ngân tại giới thiệu việc làm tại khách sạn Inter Continental Hồ Tây. Chính trong thời gian này, niềm đam mê học hỏi, phát triển bản thân đã giúp cô có động lực rèn dũa khả năng tiếng Anh của mình: học trong môi trường làm việc, tự học qua sách, nghe nhạc, bạo dạn nói chuyện với người nước ngoài,...

Xa quê làm osin từ lớp 7, lương 150.000 đồng/tháng, 13 năm sau cô nàng vụt sáng trở thành sinh viên xuất sắc tại Úc, giờ đây là CEO cứu giúp phụ nữ bị bạo hành - Ảnh 2.

Dù cho hoàn cảnh khó khăn nhưng cô gái ấy vẫn luôn tìm mọi cách để được đi học, được phát triển bản thân. Ảnh: Trí thức trẻ.

Và mọi nỗ lực cũng sẽ mang đến những trái ngọt cho người chịu cố gắng. Một cô bé bỏ học từ năm lớp 7, lăn lộn kiếm sống trong hơn chục năm nay đã vỡ òa khi được nhận học bổng ngành Quản trị kinh doanh quốc tế của trường Box Hill Institute ở thành phố Melbourne (Australia) vào năm 2012.

Thành công lại đến chỉ vài năm sau khi, nhờ thành tích học tập tốt, chị Hương tiếp tục giành học bổng học lên thạc sĩ Kinh doanh tại Đại học Công nghệ Swinburne - ngôi trường của các quán quân Đường lên đỉnh Olympia.

Dù sau đó đã hoàn toàn có thể định cư tại đất nước phát triển này, làm việc trong một công ty công nghệ lớn với mức lương cao, nhưng cô vẫn từ bỏ tất cả để trở về Việt Nam để làm việc cho chính doanh nghiệp xã hội đã giúp cô thay đổi cuộc đời và chính mình cũng xây dựng dự án dành cho những phụ nữ bị bạo hành. Động lực trong cô đã thôi thúc kể từ những năm 2013, chứng kiến một người bạn của mình không việc làm, bị chồng bạo hành nhiều năm, cô quyết tâm rằng chỉ có một cách duy nhất cứu được những người giống bạn mình là giúp họ có một công việc.

Và như vậy vào tháng 3/2018, HopeBox chính thức được thành lập với 3 thành viên. HopeBox thuê những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực trên cơ sở về giới và cung cấp chỗ ở, việc làm được trả lương và đào tạo kỹ năng để họ có thể độc lập về tài chính trong tương lai.

Xa quê làm osin từ lớp 7, lương 150.000 đồng/tháng, 13 năm sau cô nàng vụt sáng trở thành sinh viên xuất sắc tại Úc, giờ đây là CEO cứu giúp phụ nữ bị bạo hành - Ảnh 3.

Liệu pháp trị liệu tâm lý thông qua làm bánh không chỉ giúp phụ nữ được thanh thản, giải tỏa nỗi đau trong tâm hồn; mà còn đem lại cho họ thêm một nguồn thu nhập, cung cấp cho họ và con cái chỗ ở, nơi không có bạo lực và lạm dụng. Ảnh: NLD.

Xa quê làm osin từ lớp 7, lương 150.000 đồng/tháng, 13 năm sau cô nàng vụt sáng trở thành sinh viên xuất sắc tại Úc, giờ đây là CEO cứu giúp phụ nữ bị bạo hành - Ảnh 4.

Chương trình đào tạo của HopeBox còn kì vọng sẽ giúp cung cấp cho phụ nữ những kĩ năng cần thiết trong công cuộc tìm việc làm cũng như khởi nghiệp. Ảnh: NLD.

Thành quả là những chiếc bánh đựng trong các hộp HopeBox được bán ra thị trường cũng là một thông điệp chứa đựng hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp dành cho những người phụ nữ đã từng trải qua biến cố cuộc đời, phải chịu đựng những tổn thương về thể chất và tinh thần. Chị Hương cũng phát triển một số sản phẩm khác để đa dạng hóa cho từng đối tượng cũng như các dịp trong năm.

Mặc dù được các tổ chức, doanh nghiệp khác chủ động mời hợp tác, nhưng chị Hương vẫn muốn xây dựng doanh nghiệp của mình đi theo tôn chỉ: "Đã làm kinh doanh thì trước tiên luôn phải đặt lợi ích của khách hàng lên đầu tiên, sản phẩm và dịch vụ phải luôn cải thiện và chuyên nghiệp theo từng ngày để khi khách hàng tới với chúng tôi trước tiên là vì nhu cầu của họ, xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra và sau đó là tạo tác động tích cực cho cộng đồng," chị chia sẻ trên báo Lao Động.

Xa quê làm osin từ lớp 7, lương 150.000 đồng/tháng, 13 năm sau cô nàng vụt sáng trở thành sinh viên xuất sắc tại Úc, giờ đây là CEO cứu giúp phụ nữ bị bạo hành - Ảnh 5.

Những chiếc bánh của HopeBox hay chính là niềm hi vọng của những người phụ nữ được đặc biệt gửi tặng cho các hành khách của Vietnam Airlines nhân dịp 8/3. (Ảnh: VNA).

Xa quê làm osin từ lớp 7, lương 150.000 đồng/tháng, 13 năm sau cô nàng vụt sáng trở thành sinh viên xuất sắc tại Úc, giờ đây là CEO cứu giúp phụ nữ bị bạo hành - Ảnh 6.

Sản phẩm của HopeBox làm ngày khai trương Uniqlo . Ảnh: Trí thức trẻ.

Khi được nghe chị Hương kể về hành trình gian nan đi đến thành công của mình, nhiều người bảo rằng chị đang "kể khổ", tuy nhiên, vị CEO này luôn tin vào sự tử tế và những điều tích cực. Chị từng chia sẻ trên Pháp luật và bạn đọc:

"Tôi kể ra câu chuyện của mình với mong muốn giúp ích phần nào cho những người trẻ để họ tìm thấy động lực khi lạc bước hay đứng giữa ngã ba đường không biết đi đâu, làm gì. Tôi kể câu chuyện của mình không phải là muốn các bạn phải giống như tôi. Thế thì còn gì đặc biệt!

Tôi chỉ có một mong muốn đơn giản là chia sẻ từ những trải nghiệm thật nhất của mình sẽ giúp cho ai đó có thêm thông tin về thế giới ngoài kia. Các bạn sẽ không ngồi ì một chỗ chờ cơ hội tới. Và quan trọng là để các bạn biết yêu bản thân mình, sống vui vẻ và đầy nhiệt huyết, từ đó mới yêu được cộng đồng."

Nguồn: Tổng hợp

Thu Ngân

Cùng chuyên mục
XEM