CEO ASK Phạm Ngọc Anh: “Lúc phát hiện ra công việc đang làm không giúp bạn học hỏi thêm được điều gì, bạn nên đổi việc khác”

15/12/2018 17:30 PM | Sống

"Khi nào nên rời bỏ công việc hiện tại để chuyển sang lĩnh vực mới hay bắt đầu khởi nghiệp?" vẫn luôn là câu hỏi mà rất nhiều người trăn trở.

Tại sao bạn nên từ chối một công việc ổn định?

Để thành thạo kỹ năng và trở thành chuyên gia trong bất kỳ lĩnh vực nào, một người trung bình phải rèn luyện khoảng 10,000 giờ. Và khi “quen tay”, kinh nghiệm dần được tích lũy, thành thục rồi bạn chỉ cần bỏ ra khoảng ½ thời gian là có thể hoàn thành công việc.

Nhưng khi phát hiện ra rằng, bạn có thể hoàn thành công việc của mình một cách thành thạo, chuyên nghiệp, bạn nên đổi việc khác. Thật đấy.

Bởi một ngày bạn không cần lo nghĩ hay không phải tìm tòi thêm, bạn sẽ chẳng thể tiến bộ thêm nữa. Bạn không cần phải học hỏi thêm bất cứ điều gì, không cần giải quyết vấn đề bất ngờ phát sinh, không cần đối diện với bất cứ thách thức mới mẻ nào… Trạng thái làm việc như vậy rất nguy hiểm!

Hàng ngày, nhiều người vào làm lúc 9h sáng và kết thúc công việc lúc 5h chiều luôn miệng kêu: “Thế giới này rộng lớn quá, tôi muốn đi khám phá xem sao” nhưng lại oán trách công việc vất vả không phát triển. Thực tế, họ chẳng bao giờ thoát ra khỏi hoàn cảnh nhàm chán ấy được vì thế giới đã thay đổi rồi đấy chỉ có con người họ là không thôi.

Không ít những người đi làm được 8-10 năm cảm thấy mất đi năng lượng, nhiệt huyết trước đây với công việc. Họ ì ạch, lười biếng, sống thụ động, tiêu cực nhưng việc duy nhất họ có thể làm là ngồi đó kêu than, bao biện, phàn nàn, đổ lỗi.

Bạn có còn nhớ khoảng thời gian lúc mới bắt đầu công việc đầu tiên, ngày nào bạn cũng hăng hái tìm kiếm thông tin, học hỏi kinh nghiệm vì bạn lo lắng, sợ mình không làm tốt. Nhưng đó lại chính là lúc bạn tiến bộ nhiều nhất trong sự nghiệp. Sau khoảng vài năm bạn làm việc thành thạo hơn, cần ít thời gian hơn, xây dựng được vài mối quan hệ trong công việc, bạn nghĩ mình đã là chuyên gia. Rất đáng sợ đây lại là lúc bạn chủ quan bỏ quên sự tiến bộ hàng ngày của mình.

Mọi sự tốt đẹp đều cần có sự chuẩn bị lâu dài, mọi vận may đều đến từ những nỗ lực không ngừng nghỉ

Tôi rất thích slogan của một tập đoàn lớn: “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”. Tại sao một tập đoàn lớn nhất nhì trên thị trường lại muốn nhân viên của họ giữ cho mình tinh thần của những “kẻ khù khờ khởi nghiệp”?

Đơn giản vì một công ty không cho nhân viên cảm giác an toàn mới là công ty an toàn nhất, vì như thế nhân viên phải mạnh mẽ hơn, tiến bộ hơn.

Một người bạn của tôi, vừa nghỉ việc ở một cty nước ngoài với phúc lợi tốt, đãi ngộ cao để khởi nghiệp ở tuổi 40. Bởi đơn giản anh ấy có thể đoán được trước được cuộc đời của mình ở tuổi 40 sẽ như thế nào.

Giờ anh ấy là CEO của một công ty startup, thu nhập không những chỉ bằng một nửa công việc trước kia mà còn phải lo trả lương cho nhân viên, mỗi ngày đều làm việc 12-14 tiếng, áp lực vô cùng lớn… Nhưng tất cả ép anh ấy phải tiến bộ, phải trưởng thành, phải mãnh mẽ vì trách nhiệm của anh ấy đã rất khác với vị trí công việc trước đây.

Trong một công ty khởi nghiệp, mọi người đều rất nỗ lực, đều cuồng công việc hơn bất cứ thứ gì. Ở đó, mỗi người chịu trách nhiệm cao nhất với nhiệm vụ của mình, không ai nhắc nhở ai. Và quan trọng nhất là họ không chiến đấu một mình, không nỗ lực một mình.

Nếu bạn muốn làm một điều gì đó, bạn phải nhanh chóng thay đổi. Có nhiều chuyện bây giờ không làm, sau này sẽ chẳng làm được nữa. Mọi sự tốt đẹp đều cần có sự chuẩn bị lâu dài, mọi vận may đều đến từ những nỗ lực không ngừng nghỉ.

Thời gian của bạn sử dụng vào việc gì sẽ quyết định tương lai của bạn như thế.

Nếu đang hoài nghi sự nhẹ nhàng, thoải mái của công việc ổn định mà bạn đang làm thì đừng ngần ngại dành thời gian nhìn lại nó và đặt cho mình câu hỏi: Bạn có học hỏi được thêm điều gì từ công việc đó nữa hay không? Và khi trả lời được câu hỏi cốt lõi đó, tôi biết bạn sẽ biết cách lái con tàu sự nghiệp của bạn đi theo hướng nào!

Chúc bạn thành công!

Vì các bạn đã đọc hết bài viết này, chúng tôi có một đề xuất nhỏ: Chương trình Wake Up 2 ngày chuyên sâu sắp tới tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có thể giúp bạn:

- Hiểu rõ bản thân và có được tấm bản đồ hành động chi tiết trong 3-5 năm tới

- Tìm ra cách thức để vượt qua sự lười biếng, trì hoãn

- Làm chủ các kỹ năng, thói quen tốt như: lập kế hoạch, quản lý tài chính, giao tiếp…

Ngay bây giờ bạn có thể tham khảo thông tin tại: https://bit.ly/2Eibbjw



A.D

Cùng chuyên mục
XEM