Vì sao 75% doanh số của SJC bị thổi bay chỉ trong 2 năm?
Cú sốc lớn nhất 20 năm của ông lớn từng nắm 90% thị phần vàng miếng.
Ngày 3/4/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Một trong những quy định quan trọng của Nghị định 24 là các giấy phép sản xuất vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước cấp hết hiệu lực từ ngày nghị định có hiệu lực thi hành, từ 25/5/2012.
Chỉ sau hai năm, chính sách này khiến SJC - đầu mối 90% thị phần vàng miếng khi đó, từ đỉnh cao 5 tỷ USD, doanh thu giảm tới 75% - một “cú sốc” trong cân đối hoạt động.
Năm 2012, tổng doanh thu của SJC đã sụt giảm mạnh, từ kỷ lục hơn 111 nghìn tỷ đồng (tương đương với khoảng 5 tỷ USD) năm 2011 xuống chỉ còn 72,5 nghìn tỷ đồng.Năm 2013, năm mà hoạt động sản xuất vàng miếng bị cắt bỏ hoàn toàn, SJC chỉ kinh doanh thương mại đơn thuần ở mảng này, tổng doanh thu ước chỉ đạt hơn 28 nghìn tỷ đồng - cú rơi chưa từng có trong lịch sử 20 năm hoạt động.
Nguyên nhân:
- Thương hiệu vàng miếng SJC được chuyển giao về Ngân hàng Nhà nước. Từ vị thế nhà sản xuất chiếm lĩnh thị trường vàng miếng, SJC trở thành một đơn vị gia công.- Mãi lực thị trường giảm mạnh cũng góp phần giải thích cho doanh số thấp của SJC trong năm 2013.
Chỉ sau một năm, đầu tàu trên thị trường vàng này cho thấy khả năng lấy lại thăng bằng và vẫn... sống tốt.
Thị trường vàng miếng của Việt Nam đã bớt hấp dẫn, bớt sôi động, thay vào đó là nữ trang - mảng thị trường gắn với nhu cầu của số đông dân cư.
Năm 2013 SJC dự kiến chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế chỉ khoảng 180 tỷ đồng. Nhưng, kết quả thực hiện vượt kế hoạch, ước đạt 220 tỷ đồng, nhờ thúc đẩy và đặt lnh vực nữ trang làm trọng tâm.
Tốc độ tăng trưởng tới 75% của sản lượng và tới 50% doanh thu ngạch nữ trang là một sự bù đắp đáng chú ý vào lợi nhuận.
Theo Theo Vneconomy
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!