Tuyệt chiêu của công ty kẹo 116 tuổi: Mua nguyên liệu rẻ, không để lọt 1 xu ra ngoài
Thành công của hãng kẹo Tootsie Rolls được tóm gọn trong câu: “Họ tập trung, mua những nguyên liệu rẻ và không để 1 đồng nào lọt ra ngoài”.
Nội dung nổi bật:
- Tootsie Rolls là nhà sản xuất kẹo phổ biến tại Mỹ. Tuy nhiên điều đáng nói là hầu như những thông tin về công ty này rất ít được biết đến.
- Thành công của công ty được tóm gọn trong câu: “Họ tập trung, mua những nguyên liệu rẻ và không để 1 đồng nào lọt ra ngoài”.
Nếu hỏi bất kỳ người Mỹ nào liệu họ có biết thông tin gì về hãng sản xuất kẹo Tootsie Rolls phổ biến tại đây không gần như tất cả đều nói không.
Công ty có tuổi đời 116 năm này trở nên bí ẩn hơn bao giờ hết trong vài năm trở lại đây và gần như không có kết nối với thế giới bên ngoài. Họ không tiếp xúc với truyền thông, báo giới, từ chối tổ chức buổi công bố kết quả kinh doanh hàng quý và chỉ phát hành bản báo cáo kết quả kinh doanh bằng file PDF.
Thậm chí vào năm 2011, một số chuyên gia phân tích đã thành lập nhóm để cố gắng thu thập thông tin về công ty này nhưng thất bại. Elliott Schlang – một người tham gia cho biết: “Tôi nghĩ cách duy nhất để bạn có thể vào được nhà máy sản xuất của Tootsie Roll là nhảy qua hàng rào và đột nhập vào trong”.
Chủ tịch và CEO của Tootsie Rool là Melvin Gordon cùng vợ là bà Ellen đã lãnh đạo công ty này trong suốt 50 năm và vừa qua đời vào tháng 1/2015, hưởng thọ 95 tuổi. Điều đáng nói là dù là công ty đại chúng nhưng Gordon điều hành Tootsie như một công ty tư nhân. Điều này khiến các nhà đầu tư rất khó khăn trong việc thu thập thông tin về doanh nghiệp này.
Rất nhiều nhà đầu tư tỏ ra không đồng tình với cách điều hành của Gordon chính vì vậy có không ít cáo buộc rằng Gordon sử dụng vốn của công ty để phục vụ cho cuộc sống xa hoa của riêng mình. Cụ thể, 2 vợ chồng ông Gordon kiếm được 7,6 triệu USD trong năm 2012 và thường dùng phi cơ riêng của công ty để di chuyển giữa nhà của họ tại Massachusetts và văn phòng tại Chicago với chi phí lên tới hơn 10.000 USD/tháng.
Cổ phiếu của công ty đã tăng lên 8% sau tin ông Gordon qua đời, và đặc biệt là tin có thể Tootsie Roll Industris sẽ được thôn tính.
Ông chủ kín tiếng nhưng tài năng
Ông Gordon sinh ra và lớn lên tại Boston. Ông tốt nghiệp đại học Harvard vào năm 1941. Gordon từng tham gia quân đội và là biên tập viên của tờ Quatermater Journal. Sau đó ông gia nhập công ty đồ may mặc của phụ nữ tại Manchester và rồi trở thành CEO của công ty này.
Vào năm 1950, ông cưới Ellen Rubin – con gái của William Rubin và sau đó trở thành chủ tịch của công ty Sweet Company of American. Những thông tin về Sweet Company of American cũng hết sức bí ẩn. Theo thông tin từ website, gốc rễ của Tootsie Rolls xuất phát từ năm 1896 khi một người Áo nhập cư có tên là Leo Hirshfield bắt đầu sản xuất kẹo socola dành cho con gái của mình.
Tuy nhiên theo nghiên cứu của Samira Kawash, tác giả cuốn: “Kẹo: Một thế kỷ của sự hỗn loạn và áp ực” thì bước đột phá của ngành kẹo tới sau khi Leo Hirschefeld – một nhà đầu tư tại công ty Stern&Saalberg đã được trao bằng sáng chế vào năm 1908 với loại kẹo Tootsie Rolls. Kể từ đó, Stern&Saalberg bắt đầu bán loại kẹo gọi là Tootsie Rolls và tung ra các chiến dịch quảng bá. Công ty này sau đó trở thành Sweet Company of America.
Có nhiều giả định được đặt ra về nguồn gốc mối quan hệ giữa gia đình Rubin và Sweet Company of American. Công ty IPO vào năm 1922, vào đúng năm ông Hirschfeld đã chết do tự sát. Theo người phát ngôn của công ty, mẹ của Gordon và những thành viên khác trong gia đình Rubin đã mua bổ phần của công ty ngay sau đó. Tuy vậy trong năm 1930, gia đình Rubin đã giành lại quyền kiểm soát.
Ông Gordon gia nhập Sweet Company of American vào năm 1952. Một thập kỷ sau, ông trở thành CEO và vài năm sau nữa, công ty đổi tên thành Tootsie Roll Industries và chuyển trụ sở công ty tới Chicago.
Vào năm 2013, Tootsie Roll Industris đạt doanh thu 539,6 triệu USD và lợi nhuận là 60,8 triệu USD. Qua ngày 30/9/2014, công ty đạt doanh thu 402 triệu USD và lợi nhuận là 45,3 triệu USD. Sau khi ông Gordon qua đời, vợ của ông là bà Elle sẽ tiếp quản vị trí của ông tại công ty.
Dù có nhiều đồn đoán và bí ẩn xung quanh đế chế Tootsie Roll nhưng không ai phủ nhận những đóng góp của ông Gordon cho công ty. Từ khi lên nắm quyền kiểm soát năm 1970, Gordon đã mua Mason và Bonomi – nhà sản xuất Dots gumdrop và ra mắt sản phẩm thành công nhất của công ty là Tootsie Pop. Nói về công thức tạo nên thành công của Tootsie, công ty này cho biết: “Nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể là kích thước miệng của bạn hay cách thưởng thức. Nhưng về cơ bản, thế giới sẽ không bao giờ biết được”.
Đến những năm 1980, Tootsie Roll tiếp tục thâu tóm Charms – nhà sản xuất Blow Pops và năm 1990 họ mua lại các thương hiệu bao gồm Sugar Daddy và Junior Mints. Đầu năm 2000, công ty ra mắt thêm 2 sản phẩm là Andes mints và Dubble Bubble
Kết quả là, công ty đã tăng được doanh số bán hàng lên gần gấp đôi chỉ trong 2 thập kỷ mà không cần chi quá nhiều tiền cho quảng cáo hay bị phân tâm bởi những thương vụ mua lại không cần thiết.
“Họ tập trung, mua những nguyên liệu rẻ và không để 1 đồng nào lọt ra ngoài” là nhận định của Howard Pines – nhà sáng lập của công ty tư vấn BeamPines từng có lần được hợp tác cùng Tootsie Rolls nói. “Họ không mua bất cứ thứ gì không cần thiết”.
>> Bí mật thành công của gia tộc Mỹ có 14 tỷ phú do làm… nông nghiệp
Vân Đàm