'Thủy tổ' của các thế hệ xe đua và xe thể thao

10/06/2013 14:49 PM | Kinh doanh

Được chạy thử vào ngày 22/11/1900 và đúng như dự đoán, chiếc Mercedes 35 mã lực đã mang lại cho DMG một thành công lớn. Trong cuộc đua từ Nice đến La Turbie, chiếc Mercedes 35 mã lực lập kỷ lục mới.

Cuối thế kỷ 19, Emil Jellinek một thương gia người Áo tham gia cuộc đua ở Nice trên chiếc xe Daimler “phoenix” có động cơ 18 mã lực được ông gọi theo tên con gái ông là “Mercedes”. Và ông đã gặt hái được nhiều thành công.

Tuy nhiên, ngày 6/3, Gotlieb Daimler, người sáng chế ra động cơ xăng cao tốc và là người thành lập ra DMG đã qua đời ở tuổi 65. Và ngày 30/3, Wilhelm Bauer, người thợ máy tài hoa của hãng tự nạn ở đoạn cua đầu tiên trên đường đưa leo dốc từ Nice đến La Turbie.

Những rủi ro không mong muốn này đánh dấu sự kết thúc của hàng loạt xe Daimler “Phoenix. Và DMG bắt đầu phải cẩn thận với tất cả các dòng xe thể thao của mình.

Nó được nằm tại vị trí trang trọng trong cho mọi người chiêm ngưỡng

Vào ngày 2/4/1900, sau sự biến mất của các dòng xe Phoenik, Emil Jellink đặt mua một chiếc xe tân tiến hơn, công năng hơn, nhưng động phải nhẹ hơn, khoảng cách từ hai trục cũng dài hơn, có trọng tâm thấp hơn từ hãng DMG. Và phải mang tên Daimler Mercedes. Từ đó, lần đầu tiên cái tên Mercedes xuất hiện với tư cách là một thương hiệu.

Và người Emil Jellinek đặt niềm tin có thể thực hiện ý tưởng của mình là Wilhelm Maybach.

Theo thời gian, chiếc xe vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp huyền thoại của nó

Với những ý tưởng khác biệt, Maybach bắt đầu thiết kế động cơ mới cho xe Mercedes theo hình mà ông nghĩ ra. Hộp trục khuỷu được cắt mở đáy và được đúc bằng nhôm. Các xi-lanh được đúc từng cặp bằng gang xám. Dung tích làm việc của 4 xi-lanh là 5918 cc, lớn hơn 400cc sơ với xe Phoenix.

Trước đây, các van tự động đóng hoặc mở tủy theo áp suất trong xi-lanh thì nay có hai trục cam để điều khiển chúng. Các ổ trục chính được đúc bằng hợp kim nhôm chứa 5% Mg.

Trục cam được dẫn động qua bánh răng trung gian, điều khiển van xả, dẫn động các nam châm đánh lửa có điện áp thấp và bơm nước để làm nguội động cơ.

Các chi tiết của chiếc Mercedes 35 mã lực là chuẩn mực cho sự phát triển dòng xe đua

Một bánh răng khác ở cuối trục cam làm quay một chiếc quạt nhỏ sau bộ tản nhiệt. Mỗi cặp xi-lanh dùng một bộ chế hòa khí. Trong biên độ 300 – 1000 vòng/phút, tốc độ của động cơ được điều khiển bằng một cần gạt cạnh tay lái.

Ngoài ra trọng lượng của động cơ cũng giảm được 90kg, chỉ còn khoảng 230 kg. Động cơ được lắp trực tiếp vào khung gầm xe và đặt sát với các bộ phận khác. Điều đó làm giảm bớt trọng lượng của xe và hạ thấp trọng tâm của xe.

Một bộ phận hoàn toàn mới là bộ ly hợp điều chỉnh tự động nhờ cơ cấu lò xo. Khi nhả khớp ly hợp, sức căng của lò xo được điều chỉnh nhờ vấu hình nón. Việc đổi chiều chạy của xe được thực hiện nhờ một cần gạt. Cơ cấu lái xe cũng được cải tiến.

Chiều dài cơ sở của Mercedes là 2.245mm, khoảng chiều rộng là 1.400 mm, độ ổn định của xe tăng lên đáng kể. Các cơ cấu hãm cũng được cải tiến và trở nên hữu hiệu hơn.

Được phục chế nguyên bản, hiện chiếc Mercedes 35 mã được giữ nguyên trong bảo tàng Mercedes

Maybach đã sáng chế bộ tản nhiệt gầm rất nhiều ống nhỏ chứa chất làm nguội tuần hoàn và được làm nguội nhanh bằng quạt gió. Nhờ vậy đã giảm được mức tiêu thụ nước để làm nguội động cơ và hiệu quả làm nguội lại tăng, tuy thế lượng nước cần thiết vẫn phải cần 18 lít.

Cuối cùng chiếc Mercedes 35 mã lực đã ra đời. Nó được chạy thử lần đầu tiên vào ngày 22 tháng 11 năm 1900 và được giao cho Jellinek vào ngày 22 tháng 12.

Mùa thu năm 1901, Maybach quyết định thiết kế cải tiến chiếc Mercedes 35 mã lực khi tích hợp thêm cơ cấu ly hợp tự động giúp mọi thao tác nhẹ nhàng hơn. Và ngày 1 tháng 3 năm 1902, chiếc xe này đã được trở tới Nice để tham gia cuộc đua xe từ Nice đến La Turbie.

Xe Mercedes 35 mã lực vô địch, lập kỷ lục mới về tốc độ. Từ đó, nó trở thành “thủy tổ” của các thế hệ xe đua và xe thể thao Mercedes.

Một trong những phát minh quan trọng ở chiếc Mercedes đầu tiên này và vẫn được duy trì đến ngày nay là bộ tản nhiệt có dạng tổ ong. Trước đó người ta thường dùng bộ tản nhiệt kiểu ống xoắn nhưng không đạt hiệu quả mong muốn vì chúng đòi hỏi rất nhiều nước để làm nguội hoặc ống phải to nên rất nặng.



Theo Tuấn Nghĩa

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM