Làm thế nào Đan Mạch trở thành 'ông trùm' buôn bán lông thú?

20/05/2014 09:48 AM | Kinh doanh

Tương tự như khi nhắc tới Hollywood người ta nghĩ ngay đến phim ảnh, nhắc đến thung lũng Silicon là công nghệ, nhắc đến Copenhagen Fur người ta liên tưởng đến “thiên đường” của da lông thú.

Nội dung nổi bật:

- Với sự kết hợp ba yếu tố: chất lượng sản phẩm tốt nhất thế giới; trung tâm đấu giá có sức ảnh hưởng lớn trong ngành công nghiệp da – lông; hệ thống các nhà cung cấp phong phú, Đan Mạch vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh vượt xa các đối thủ khác

-  Chất lượng sản phẩm: Đan Mạch là một cường quốc nông nghiệp, vì vậy người nông dân được cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn (nội tạng và cá) chất lượng cao cho việc chăn nuôi. Nông dân ở đây sử dụng một hệ thống máy móc phức tạp để phân chia chính xác số lương thực cần thiết cho mỗi lồng thú. Hiệp hội các nhà ‘lai tạo’ cũng đóng vai trò quan trọng. Họ hỗ trợ nông dân trong việc cập nhật các kỹ thuật chăn nuôi mới nhất để bắt kịp ‘xu hướng’ và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

- Chiến lược phát triển hình ảnh thương hiệu cao cấp - xa xỉ nhằm đáp ứng khách hàng Trung Quốc: Năm 1993, Torben Nielsen – hiện giờ là giám đốc điều hành, đã đến thăm Trung Quốc và nhận ra xu hướng trong tương lai. Tại thời điểm đó Đảng Cộng sản Trung Quốc rao giảng rằng đây là thời kỳ huy hoàng và hưởng cuộc sống giàu có; người dân Trung Quốc nhanh chóng đánh đổi những bộ đồ mang phong cách Mao Trạch Đông để lấy những trang phục xa hoa của phương Tây. Nielsen đã thuyết phục họ rằng lông chồn là biểu tượng của giàu có và thành công


Việc trung tâm “đầu não” của ngành công nghiệp da lông thú được đặt tại thành phố Copenhagen dường như là một điều khó lý giải. Nằm ở vùng ngoại ô Copenhagen là một khu đất giản dị có tên Glostru, được xây dựng theo phong cách brutalist tồn tại từ cuối những năm 1960. Nép mình ở một trong những trung tâm chính trị ổn định nhất châu Âu, nơi đây là trụ sở của Hiệp hội kinh doanh da và lông thú Đan Mạch – trung tâm đấu giá lông thú lớn nhất thế giới; đồng thời là nơi tập trung các chuyên gia đầu ngành về da lông động vật. Tương tự như khi nhắc tới Hollywood người ta nghĩ ngay đến phim ảnh, nhắc đến thung lũng Silicon là công nghệ, nhắc đến Copenhagen Fur người ta liên tưởng đến “thiên đường” của da lông thú.

Đan Mạch là nơi tập trung hơn 1.500 nông dân chăn nuôi gia súc lấy lông, sản lượng mỗi năm đạt gần 17,2 triệu con – chiếm 1/5 toàn thế giới. Bên cạnh đó, nơi đây cũng sản xuất số lượng nhỏ các loại lông thú khác bao gồm cáo trắng và chuột chinchilla. Các công ty thực phẩm Đan Mạch nổi tiếng với các sản phẩm chế biến từ chồn, mephitic và fishy concoction bổ dưỡng nhất thế giới. Các công ty thời trang nổi tiếng với nguồn hàng da - lông đa dạng và chất lượng. Trong đó nổi tiếng nhất là trung tâm đấu giá lông thú – nơi tập trung các sản phẩm cao cấp và có chất lượng tốt nhất thế giới: năm ngoái, 21 triệu tấm gia được đấu giá với doanh thu khoảng 2,1 tỷ euro (tương đương 2,8 tỷ USD).

Trung tâm lông thú Copenhagen Fur đón tiếp khá nhiều các vị khách từ Trung Quốc đến đấu giá – chiếm khoảng nửa số đại biểu tham gia (300). Để đáp ứng nhu cầu các vị khách hàng tiềm năng này, một nhà hàng Trung Quốc được xây dựng ngay đại sảnh; tạp chí Fur times được thiết kế và phát hành phiên bản đặc biệt tiếng Trung; thậm chí hướng dẫn cụ bằng tiếng Trung được đính kèm trong nhà vệ sinh theo phong cách phương Tây. 

Bên trong tòa nhà, các gian hàng trưng bày hàng loạt các thương hiệu đồng hồ và trang sức xa xỉ. Tập trung phía ngoài là các thương nhân Trung Quốc trong những bộ đồ sặc sỡ, phì phèo khói thuốc. Xét tổng thể, ngành công nghiệp da - lông Copenhagen đóng góp khoảng 1/3 tổng giao dịch xuất khẩu với thị trường Trung Quốc.

Đan Mạch trở thành trung tâm của ngành công nghiệp lông thú thế giới như thế nào?

Những người nông dân chăn nuôi lấy lông ở đây cho rằng chất lượng sản phẩm - được đánh giá cao hơn 20% so với các giống được chăn nuôi ở những nơi khác – là nguyên nhân chính giúp phát triển ngành công nghiệp lông thú. 

Đan Mạch là một cường quốc nông nghiệp, vì vậy người nông dân được cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn (nội tạng và cá) chất lượng cao cho việc chăn nuôi. Đây là một nhân tố cực kỳ quan trọng bởi lông chỉ giữ được độ bóng và mềm nếu động vật được cho ăn đúng cách. Đan Mạch có phong trào ủng hộ quyền động vật khá phát triển; vì vậy chồn không được phép chăn nuôi ở bất kỳ nước châu Âu nào khác. Tuy vậy, ngành công nghiệp lông thú ở Đan Mạch dường như không chịu sự phản đối từ các nhà hoạt động xã hội nước ngoài. Các trang trại mở cửa tự do cho khách du lịch. Phụ nữ Đan Mạch thoải mái diện áo khoác “lông chồn” trên đường mà không lo bị phán xét. 

Nông dân ở đây sử dụng một hệ thống máy móc phức tạp để phân chia chính xác số lương thực cần thiết cho mỗi lồng thú, dựa theo kích cỡ của động vật và giai đoạn trong chu kỳ sinh sản. Họ thường tự hào rằng hệ thống này chính xác đễn nỗi không để lãng phí bất kỳ lượng thức ăn nào. Ở Arhus - thành phố lớn thứ hai Đan mạch, xe bus công cộng sử dụng nhiên liệu được chế biến từ chất thải động vật và xác chồn sau khi thu hoạch lông.

Hiệp hội các nhà ‘lai tạo’ cũng đóng vai trò quan trọng. Họ hỗ trợ nông dân trong việc cập nhật các kỹ thuật chăn nuôi mới nhất để bắt kịp ‘xu hướng’ và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn tạo cơ hội chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc triệt để. 

Năm 1993, Torben Nielsen – hiện giờ là giám đốc điều hành, đã đến thăm Trung Quốc và nhận ra xu hướng trong tương lai. Thị trường lông thú châu Âu rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng; các khách hàng dần mất niềm tin vào các sản phẩm da-lông; tuy nhiên vài người trong số họ vẫn ăn thịt và sử dụng bốt da. 

Sáu năm sau, Hudson’s Bay có trụ sở ở Canada – công ty sản xuất lông thú lâu đời nhất thế giới đã phải bán đấu giá quyền kinh doanh. Tại thời điểm đó Đảng Cộng sản Trung Quốc rao giảng rằng đây là thời kỳ huy hoàng và hưởng cuộc sống giàu có; người dân Trung Quốc nhanh chóng đánh đổi những bộ đồ mang phong cách Mao Trạch Đông để lấy những trang phục xa hoa của phương Tây. 

Nielsen đã thuyết phục họ rằng lông chồn là biểu tượng của giàu có và thành công; các bộ phim quảng cáo mô tả hình ảnh người đàn ông quyền lực luôn đi cùng các cô gái khoác áo lông chồn và sải bước trên sàn thời trang.

Hiệp hội tiếp tục xây dựng chiến lược với trọng tâm là phát triển hình ảnh thương hiệu cao cấp - xa xỉ nhằm đáp ứng khách hàng Trung Quốc. Ngay sau đó, một văn phòng đại diện và studio triển lãm được xây dựng tại Bắc Kinh. Họ cũng tích cực hợp tác và mở rộng mối quan hệ với Thanh Hoa và các trường đại học trọng điểm khác nhằm cung cấp các khóa học về lông thú và thiết kế. 

Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều nhà thiết kế hàng đầu Trung Quốc đầu quân đến Copenhagen. Một phòng thí nghiệm hiện đại mới được đầu tư nhằm nghiên cứu “kích thích các thuộc tính của da - lông tới cực hạn”; và khuyến khích các nhà thiết kế tự do phát triển các sản phẩm mới như mũ bảo hiểm lót lông cừu, bao da iPad… Bằng cách kết hợp lông vào các sản phẩm như túi đựng chìa khóa hay chụp đèn, các nhà thiết kế mong muốn lông thú được sử dụng như một loại vải vóc thường ngày, không chỉ tiêu thụ ở Trung Quốc mà trên toàn thế giới. 

Chiến lược này đã mang lại hiệu quả doanh thu tích cực. Trong 5 năm gần đây, một nông dân chăn nuôi lấy lông tại Đan Mạch thu được lợi nhuận trung bình khoảng 365000 Euro mỗi năm. Hiệp hội da – lông Copenhagen kỳ vọng con số này sẽ tiếp tục tăng khi diện tích chăn nuối được mở rộng thêm 12 000 m2, so với 70 000 m2 ban đầu; các thiết bị hiện đại được cải tiến và hoàn thiện tốt hơn. Thị trường đang có dấu hiệu bùng nổ trở lại khi xu hướng thời trang da – lông đang được ưa chuộng bởi các ngôi sao ca nhạc thế giới như Beyoncé và Lady Gaga.

Thị trường da lông: lợi nhuận bong bóng?

Tuy nhiên, mọi chuyện dường như không thuận lợi như dự tính. Sau mức chạm đỉnh vào tháng 9 năm ngoái (tăng gấp 3 lần trong 5 năm gần đây), giá bán bất ngờ giảm mạnh khoảng 40%. Các kho hàng ở Trung Quốc được cho là đã tích trữ tối đa lượng hàng cho phép, thậm chí ở một vài thành phố nơi cơn sốt đi qua như tại quận Harbin phía bắc Trung Quốc, hàng trăm cửa hàng da lông liên tiếp xuất hiện. Nhiều chuyên gia lo ngại điều này có thể tạo nên nguy cơ thị trường “bong bóng” hay “cơn sốt giả”.

Các chuyên gia “nhân giống” của Đan Mạch tỏ ra khá thận trọng trong cuộc đấu giá gần đây. Họ thẳng thắn đối mặt khi thảo luận các biện pháp nhằm ngăn chặn thị trường phát triển quá “nóng”, và yêu cầu cải cách trước khi các “bong bóng” xuất hiện. Họ cho rằng lượng hàng dự trữ đã được chuẩn bị đủ cho kế hoạch phát triển trong tương lai. Trong trường hợp này, người bị hại là các vị khách mới đến từ Đông Âu đang ồ ạt tham gia thị trường. 

Với sự kết hợp ba yếu tố: chất lượng sản phẩm tốt nhất thế giới; trung tâm đấu giá có sức ảnh hưởng lớn trong ngành công nghiệp da – lông; hệ thống các nhà cung cấp phong phú, Đan Mạch vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh vượt xa các đối thủ khác. Những con người đã xây dựng thương hiệu thành công khắp thế giới từ một ngành công nghiệp nhỏ bé tin rằng họ có thể vượt qua bất kỳ khó khăn nào để tiếp tục phát triển trong tương lai.


Thảo Phương

thuyntt

Cùng chuyên mục
XEM