Làm ăn thời loạn
Kinh doanh áo chống đạn, toa-lét di động, thuốc men... Giữa hiểm nguy vẫn không thiếu cái để bán.
Nội dung nổi bật:
Nội chiến, bạo động, nhiều doanh nghiệp vẫn "bình tĩnh" cho nhân viên nghỉ làm tham gia tuần hành, "tiện thể" cung cấp luôn các mặt hàng nhu yếu phẩm, thuốc men, thậm chí cả những dịch vụ giải quyết nhu cầu cơ bản như sạc điện thoại, đi toi-lét... Trong "nguy", luôn có "cơ"!
"Nếu anh muốn xuống đường hòa vào cuộc cách mạng, đừng chần chừ", đây là lời mà Mark Zarkhin, ông chủ của hơn 200 quán ăn ở Ukraina, nói với nhân viên khi nhiều người đang muốn tham gia biểu tình lật đổ chế độ tham nhũng của tổng thống Viktor Yanukovych vào hồi tháng hai vừa qua. Zarkhin cho phép họ tạm nghỉ. Khi vụ nổ súng bắt đầu nổ ra tại Kiev, cửa hàng pizza của ông tại đại lộ Khreshchatyk giữa quảng trường Độc Lập, tâm điểm của cuộc nổi dậy, bất đắc dĩ trở thành điểm trú ẩn kiêm phục vụ cho những người bị thương.
Trong quân sự có câu ngạn ngữ: "Nhà nghề lo hậu cần, nghiệp dư màng chiến lược" (Amateurstalk aboutstrategy,professionalstalk aboutlogistics), những cuộc biến động dân sự trong lịch sử đã cho thấy rõ điều đó. Không kể là Liên Xô cũ, Trung Đông hay bất cứ nơi nào khác, doanh nghiệp chính là nguồn cung cơ sở hạ tầng cho cách mạng và dĩ nhiên, cũng thừa hưởng vô số lợi ích.
Doanh nghiệp cung "thực", nhân dân mới "vực được đạo"
Cuộc nổi dậy nào cũng đòi hỏi sự tham gia của con người. Ai đang đi làm cũng đều mong ông chủ cho phép họ nghỉ việc xuống đường. Trong đợt biểu tình chống Mubarak tại Cairo năm 2011 ở, Aysha Selim, giám đốc công ty lồng tiếng phim ở Ai Cập đã cho phép nhân viên tan ca sớm để tới quảng trường Tahrir nhưng đôi khi họ phải họ thức thâu đêm để làm bù. Một nhà kinh doanh phần mềm ở miền tây Ukraine cho biết công ty anh cũng lập bảng phân công sẵn cho những ai muốn đến Kieve tuần hành giống như bao doanh nghiệp khác.
Biểu tình cần con người, còn con người cần nhu yếu phẩm: thức ăn, thuốc men và nhất là những nơi lạnh giá thì cần thêm chăn, lều. Tất cả những thứ ấy đều do doanh nghiệp cung cấp chứ chẳng phải đâu xa xôi.
Trong đợt biểu tình tại Istanbul năm ngoái, một công ty đã lắp đặt bộ sạc năng lượng mặt trời tại quảng trường Taksim cho người biểu tình sạc điện thoại ngay tại chỗ. Một công ty khác cũng nhanh tay không kém: cung cấp toa-lét di động. Một nhà hoạt động tiết lộ, sinh viên Instanbul đã tẩy chay những cửa hàng không chịu cho họ đi nhờ toa-lét và uống nước (!).
Nói đến Ai Cập, một số dược sĩ hạ giá thuốc men còn thợ bánh thì bán bánh giá rẻ. Chuỗi nhà hàng của Zarkhin cũng trở thành cung cấp nguồn thức ăn cho các biểu tình viên tại Lviv và sau khi cảnh sát bỏ chạy.
Người và của chưa đủ, ngay cả cơ sở kinh doanh cũng được "tận dụng". Khi các sự kiện diễn biến thành bạo lực, các tòa nhà chính quyền rơi vào tầm ngắm chính, nhiều cơ sở kinh doanh trong thành phố cũng bị lôi vào cuộc. Tại Istanbul, sau khi bị cảnh sát đánh bom cay, đoàn người biểu tình đã tị nạn trong khách sạn Divan. Còn ở Kiev, tiền sảnh một tòa khách sạn cùng cửa hàng giày gần đó đã trở thành trạm cấp cứu và... nhà xác tạm thời. Những tầng trên thì bị các tay bắn tỉa của chế độ chiếm giữ để ẩn náu khỏi sự truy tìm của đoàn biểu tình.
Bạo động đến, ai mà chẳng khổ...
Trong một số cuộc xung đột dân sự, các doanh nghiệp còn đóng vai trò điều trị kiêm luôn bên cung địa điểm để các phe đối lập gặp mặt nhau. John Stringer, chủ tịch Phòng Thương mại Bắc Ireland trong những năm 1980 thời kỳ cuộc bạo động Troubles, kể lại rằng công nhân Công giáo và Tin lành trong công ty gốm sứ của ông ít nhất đã tham dự đám cưới và đám tang gia đình của lẫn nhau. Những nhà quản lý doanh nghiệp không đi theo bất cứ xu hướng chính trị nào được họ coi là người trung gian. Lord Rana, một chủ khách sạn nhà hàng người Ấn Độ tại Bắc Ireland, còn từng đứng ra tổ chức bữa tối bí mật cho các quan chức Anh với nhóm trung thành bị ly gián.
Trong thời kỳ khủng hoảng chính trị, việc quan trọng mà cũng là khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp là chống lại kẻ cướp khi hệ thống an ninh, pháp luật sụp đổ và khẳng định với khách hàng rằng mình vẫn hoạt động bình thường. Các ông trùm là những đối tượng khó tránh bị hút vào các cuộc đấu tranh quyền lực và đôi khi phải đối mặt với những khó khăn riêng.
Ở Ukraina, những đầu sỏ chính trị liên quan đến Yanukovych đều bỏ chạy toán loạn để cắt đứt với ông này sau khi bị hạ bệ. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, tuyên bố sau cuộc biểu tình ở Istanbul: "Chúng tôi biết chủ khách sạn nào đã giúp đỡ những kẻ khủng bố. Tội ác rồi sẽ bị trừng phạt."
Nhưng trong "nguy" luôn có "cơ"
Tuy thế, các doanh nghiệp vẫn được thừa hưởng không ít lợi ích dù đang phải chống chọi với muôn vàn hiểm nguy giữa thời gian nội chiến. Khi chính quyền sụp đổ, một số thành phần tận dụng thời cơ để buôn lậu, điển hình như đợt cứu trợ đi giữa biên giới Syria với Thổ Nhĩ Kỳ, dầu hỏa "chảy" ra bên ngoài và xe hơi lậu được miễn thuế tuồn vào bên trong.
Dĩ nhiên, lợi ích hợp pháp cũng có, tỉ như trường hợp của một chủ ngân hàng Syria. Dù một số nhân viên đã trốn khỏi đất nước hoặc phải rời đi vì nhà bị đánh bom, dù nền kinh tế và tài chính của Syria bị tàn phá nặng nề hay nhiều chuyến tiền của ngân hàng bị tấn công nhưng ông vẫn luôn hy vọng rằng khi cuộc chiến chấm dứt, công ty sẽ gặt hái được nhiều lợi ích nhờ đã duy trì hoạt động của các chi nhánh trong suốt thời loạn. Người dân sẽ tán dương: "Khi chúng tôi cần, ngân hàng ấy vẫn luôn ở đây". Ngoài ra, ông cho biết, người lao động cũng sẽ được chia thêm cổ tức vì từng phải đương đầu với nhiều căng thẳng gấp bội.
Biến động ở Ai Cập đã đem lại những gì cho trang bán lẻ trực tuyến Jumia.com? Người dân dùng Internet nhiều hơn vì cần tìm nguồn tin đáng tin cậy, đường phố quá hỗn loạn nên ít ai ra ngoài mua sắm. Nhờ đó, các nhà bán lẻ trực tuyến bỗng đắt hàng.
Đôi khi khó khăn cũng chính là cánh cửa dẫn thẳng tới cơ hội. Trong cuộc bạo động giết chóc ở Colombia những năm 1990, Miguel Caballero, chủ công ty sản xuất áo chống đạntiết lộ, biết cô con gái của một chính trị gia vô cùng mệt mỏi vì phải khoác trên mình bộ áo giáp nặng trịch, công ty bèn cho ra đời một loại áo chống đạn siêu nhẹ, hiện đang được bày bán trong cửa hàng bách hóa cao cấp Harrods ở London. Công ty còn vươn xa để phân phối ba lô chống đạn cho học sinh Mỹ. Đúng là "trong nguy có cơ", quan trọng là tinh mắt nhìn ra cơ hội!
>> Viettel và khởi đầu bất ngờ của ngành công nghiệp quân sự Việt Nam
Thùy An