Hệ thống Thành Thành Công: Sở hữu chéo và sự hỗ trợ tài chính từ Sacombank

06/11/2012 12:14 PM | Kinh doanh

Trong những năm gần đây, Thành Thành Công của “nữ hoàng mía đường” Huỳnh Bích Ngọc đã thực hiện rất nhiều thương vụ M&A nhằm gia tăng sở hữu tại các doanh nghiệp mía đường cũng như một số doanh nghiệp thuộc các ngành khác.

Thương vụ lớn gần đây nhất là việc các công ty thành viên của Thành Thành Công mua lại quyền chi phối đối với CTCP Điện Gia Lai(GEC), qua đó gián tiếp nắm CTCP Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC) cùng một số công ty thủy điện nhỏ khác tại miền Trung.

 
Sau khi về với hệ thống Thành Thành Công, vốn điều lệ của GEC được tăng gấp đôi từ 261 tỷ lên 523 tỷ đồng.
 
Qua đợt tăng vốn này, Sacombank góp thêm gần 150 tỷ đồng, chiếm gần 60% lượng cổ phiếu phát hành thêm và trở thành cổ đông lớn nhất 33,7% cổ phần của GEC.

Tuy nhiên, Thành Thành Công với 4 công ty thành viên sở hữu 50% cổ phần của GEC mới thực sự nắm quyền kiếm soát GEC. Chủ tịch HĐQT của GEC là ông Thái Văn Chuyện, người hiện giữ nhiều chức vụ quan trọng tại các công ty thuộc Thành Thành Công.

Gần đây, GEC đã có thông báo hoàn tất việc mua lại 10% vốn điều của 2 công ty đường Biên Hòa (BHS) và Ninh Hòa (NHS).

Đường Ninh Hòa hiện cũng đang nắm giữ 13,4% cổ phần của GEC. Động thái này càng làm mối quan hệ sở hữu chéo nhau trong hệ thống Thành Thành Công càng thêm rắc rối.

Theo những thông tin được công bố chính thức, Thành Thành Công chỉ trực tiếp nắm cổ phần tại Bourbon Tây Ninh và Đường Ninh Hòa. Thông qua các khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp, các công ty này còn có ảnh hưởng lớn đến nhiều công ty khác như Đường Biên Hòa, Đường La Ngà, Đường Phan Rang…

Đây chỉ là bề nổi, tầm ảnh hưởng của Thành Thành Công chắc chắn còn vươn tới nhiều công ty mía đường khác.

Mối “thâm giao” với Sacombank

Một lợi thế không nhỏ đối với các công ty thành viên của Thành Thành Công là sự hỗ trợ tài chính từ ngân hàng Sacombank. Không chỉ tài trợ vốn vay, Sacombank cũng tham gia góp vốn đối với một số trường hợp như GEC, Sơn Tín STE và Đường Biên Hòa (đã thoái vốn).

Qua báo cáo tài chính có thể thấy hầu hết các công ty này đều có quan hệ tín dụng với Sacombank.

Được vay nhiều nhất phải kể đến Sacomreal. Số vay nợ từ Sacombank của công ty tăng liên tục qua các năm. Nợ vay ngân hàng của Sacomreal chủ yếu là vay Sacombank (dư nợ đến cuối Q3 là 850 tỷ đồng), ngoài ra còn vay lượng nhỏ từ Habubank, Oceanbank...

Sacomreal là 1 trong 14 công ty trực thuộc Tập đoàn Thành Thành Công. Chủ tịch công ty này là ông Đặng Hồng Anh – con trai của ông Đặng Văn Thành và bà Huỳnh Bích Ngọc.
 
(Số liệu tại thời điểm 30/9/2012 là của riêng công ty mẹ,
các năm trước là số liệu hợp nhất)
 
Đối với Đường Ninh Hòa, trong 3 năm từ 2009-2012, công ty chỉ vay 1 ngân hàng duy nhất là Sacombank. Trong năm nay, Ninh Hòa đã trả bớt nợ vay Sacombank đồng thời vay thêm từ HSBC và ANZ.
 
Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm nay, Ninh Hòa đã vay ngắn hạn Sacombank 633 tỷ đồng đồng thời trả nợ 632 tỷ đồng.
(Số liệu tại thời điểm 30/9/2012 là của riêng công ty mẹ,
các năm trước là số liệu hợp nhất)
 
 
 
Tuy vậy, cũng có những công ty đến cuối tháng 9 năm nay không hề vay nợ Sacombank như công ty mẹ Điện Gia Lai, Bourbon Tây Ninh và Đường Biên Hòa.
 
KAL

duchai

Cùng chuyên mục
XEM