Giáo sư Harvard tố nhà hàng Trung Quốc vì bị 'hớ'... 4 USD

11/12/2014 16:09 PM | Kinh doanh

Việc bị tính quá 4 USD tại một nhà hàng Trung Quốc đã được Phó Giáo sư Edelman cảnh báo tới các quan chức thị trấn ở Brookline – Mỹ, sau một loạt email đòi nhà hàng phải bồi thường 12 USD – gấp 3 số tiền ông bị “bòn rút”.

Ben Edelman là một Phó Giáo sư (Associate Professor (*)) tại Trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School). Ông dạy Bộ môn Đàm phán, Tổ chức và Thị trường.

Ran Duan, quản lý Baldwin Bar, một cơ sở của nhà hàng Vườn Tứ Xuyên tại Woburn (Boston, Mỹ) - một nhà hàng Trung Quốc được thành lập bởi cha mẹ anh.

Tuần trước, Edelman đã ra đặt các món Trung Quốc từ Làng Brookline của Vườn Tứ Xuyên với giá tiền ông nghĩ là 53,35 USD. Và ông 'kinh hoàng' nhận ra rằng hóa đơn của mình đã bị tính quá giá trị lên tổng cộng... 4 USD.

Bạn có từng tự hỏi điều gì sẽ xảy ra khi một Phó Giáo sư trường Harvard cho rằng mình bị một nhà hàng gia đình Trung Quốc bòn rút mất 4 USD?

11 email đã được Edelman và Duan trao đi đổi lại từ ngày 5 – 7/12 vừa qua quanh vấn đề Edelman đòi bồi thường 12 USD – gấp 3 lần số tiền ông cho là “bị bòn rút” – và coi đây như là một dàn xếp tạm thời chiếu theo Luật Bảo vệ Người tiêu dùng Massachusetts.

Mặc dù Duan đã xin lỗi và giải thích việc hóa đơn vượt quá tính toán của vị giáo sư này 4 USD là vì giá các món ăn trên website chưa được cập nhật, Edelman cho rằng anh nên cho dừng website cửa hàng ngay lập tức. “Nếu anh không biết làm cách nào cập nhật website của mình, anh có thể gỡ bỏ toàn bộ website cho đến khi anh có đủ khả năng sửa các lỗi này” - Edelman viết trong email gửi Duan vào 15h18 ngày 5/12.

 

11 email đã được mail qua, mail lại giữa vị Giáo sư trường Kinh doanh Harvard và ông chủ một nhà hàng Trung Hoa từ 5-7/12/2014.

11 email đã được mail qua, mail lại giữa vị Phó Giáo sư trường Kinh doanh Harvard và ông chủ một nhà hàng Trung Hoa từ 5-7/12/2014.

Các bạn ngạc nhiên không? Chúng tôi cũng vậy.

"Cá nhân tôi luôn phản hồi mọi khiếu nại và cố gắng để xử lý mọi tình huống," Duan nói. Duan được lên Tạp chí Boston vào Tháng Sáu và từng xuất hiện trên tạp chí GQ tháng trước với tiêu đề "Bartender sáng tạo nhất nước Mỹ”.

Cuộc trao đổi với Edelman khiến Duan chịu đựng rất nhiều. "Tôi đã làm việc rất chăm chỉ để gia đình có thể tự hào về tôi và để phát triển việc kinh doanh của chúng tôi. Sự việc này đã làm tôi tổn thương"

Về phía Phó Giáo sư Edelman, ông nói với Boston.com rằng điều tra sự khác biệt giá cả của các nhà hàng xung quanh không phải là việc ông làm mỗi ngày.

"Tôi chủ yếu truy tìm hành vi phi pháp của các công ty lớn hơn," ông nói. "Việc này có vẻ giống như một tình huống có thể gọi là bồi thường pháp lý. Nhưng đây là một doanh nghiệp nhỏ ở thị trấn tôi cư trú".

Sự việc đã được Phó Giáo sư Edelman cảnh báo tới các quan chức thị trấn ở Brookline, nhưng ông cũng chia sẻ là mình không mong đợi họ có động thái gì. Ông dự định sẽ "dành một vài ngày" trước khi quyết định theo đuổi bất kỳ hành động pháp lý nào chống lại nhà hàng Trung Quốc này.

Về các món ăn của nhà hàng, Edelman thừa nhận: "Chúng rất ngon."

Ngoài giảng dạy tại HBS, Edelman cũng làm thêm công việc tư vấn và đưa ra lời khuyên tới các khách hàng như Microsoft, NFL, tờ New York Times, và Universal Music về việc "phòng ngừa và phát hiện gian lận trực tuyến (đặc biệt là gian lận quảng cáo)" – trích từ website của Giáo sư Edelman.

Ông có bằng Tiến sĩ Kinh tế của Đại học Harvard, và bằng luật của Trường Luật Harvard.

Ran Duan chuyển đến Mỹ từ năm 3 tuổi. Cha ông đã hy vọng sẽ giúp đỡ gia đình bằng sự nghiệp của một ca sĩ opera, nhưng không có kết quả. "Giống như tất cả các gia đình Trung Quốc, chúng tôi quyết định mở một nhà hàng", Duan nói.

Vườn Tứ Xuyên có mặt tại Brookline vào đầu những năm 1990. Một cơ sở thứ hai được mở tiếp tục tại Woburn.

Mặc dù việc mở rộng nhà hàng thành công, Duan thừa nhận rằng Vườn Tứ Xuyên không có ngân sách cho các nhóm làm trong lĩnh vực quan hệ công chúng hoặc một trang web có thể cập nhật thường xuyên.

(*) Chú thích: Ở Mỹ, có 3 cấp giáo sư - Professor, theo thứ tự từ thấp đến cao là Assistant Professor, Associate Professor, và Professor.

Ở Việt Nam, hệ thống tuy phức tạp hơn hệ thống của Mĩ, nhưng nói chung cũng có thể chia thành 3 bậc: giảng viên, phó giáo sư và giáo sư.

Ở đây, chúng tôi tạm dịch chức danh Associate Professor tương đương hàm "Phó giáo sư". Đây cũng chỉ là một cách dịch tương đối, bởi tuy mang danh là “phó” nhưng trong thực tế những người mang chức danh Associate Professor chẳng làm phó cho giáo sư nào.

>> 14 việc 'khó nhằn' hơn vào Harvard (P2)

Bảo Bảo

Thanh Thủy

Cùng chuyên mục
XEM