Càn Long xây "cung điện mơ ước" nhưng tuyệt nhiên không lui tới: Biết lý do ai cũng trách

04/02/2024 22:00 PM | Sống

Vì sao Càn Long tốn nhiều tiền của để xây "cung điện mơ ước" rồi không ngó ngàng tới nó?

Bạn đã bao giờ nghe về một cung điện xa hoa mà Càn Long đã xây riêng để làm nơi nghỉ dưỡng nhưng không bao giờ lui tới? Đằng sau quyết định này là gì?

Quyện Cần Trai - Cung điện xa hoa bậc nhất của Càn Long

Trong "Cố Cung 100", các nhà làm chương trình đã giới thiệu với người xem truyền hình về một cung điện đặc biệt có tên là Quyện Cần Trai. Cung điện này nằm ở phía Bắc của hoa viên của cung Ninh Thọ, phía sau của Phù Vọng Các. Quyện Cần Trai được xây dựng vào năm thứ 37 của triều đại Càn Long (tức năm 1772), công trình kiến trúc này được mô phỏng theo Kính Thắng Trai trong hoa viên của cung Kiến Phúc. Quyện Cần Trai có tới 9 phòng nối liền nhau với một vọng gác ở trên đỉnh đồi.

Càn Long xây "cung điện mơ ước" nhưng tuyệt nhiên không lui tới: Biết lý do ai cũng trách- Ảnh 1.

Quyện Cần Trai là một cung điện do Càn Long đã dành một lượng lớn tiền của để xây dựng. (Ảnh: Sohu)

Quyện Cần Trai là một cung điện do Càn Long, một trong những hoàng đế nổi tiếng nhất của triều đại nhà Thanh đã dành một lượng lớn tiền của để xây dựng. Vị hoàng đế này ra lệnh cho những nghệ nhân giỏi nhất trên khắp cả nước tìm kiếm những vật liệu quý hiếm nhất để thiết kế cung điện. Một lượng lớn gỗ kim tơ nam mộc – loại gỗ đắt giá nhất của Trung Quốc được thu thập, Ngoài ra, Càn Long còn ra lệnh sử dụng rất nhiều cây tre và yêu cầu nghệ nhân chạm khắc gỗ kim tơ nam mộc thành hình cây tre để trang trí trong Quyện Cần Trai.

Càn Long xây "cung điện mơ ước" nhưng tuyệt nhiên không lui tới: Biết lý do ai cũng trách- Ảnh 2.

Quyện Cần Trai được đánh giá là một trong những cung điện tinh xảo và đắt giá nhất trong Tử Cấm Thành. (Ảnh: Sohu)

Vì Càn Long rất thích nghe kinh kịch nên ông đã cho xây một sân khấu nhỏ ở trong Quyện Cần Trai. Các vách ngăn ở sân khấu này đều được thêu hai mặt khảm ngọc, tường và trần nhà được vẽ "thông cảnh họa", nghệ thuật hội họa pha trộn giữa kỹ thuật hội họa Trung Quốc và phương Tây, với hoa văn như hạc trắng, cung điện và dây leo hoa lá cạnh tạo cho người ta có cảm giác như đang hòa mình vào thiên nhiên. Do đó, Quyện Cần Trai được đánh giá là một trong những cung điện tinh xảo và đắt giá nhất trong Tử Cấm Thành.

Vì sao Càn Long không chuyển đến Quyện Cần Trai?

Mặc dù đã tốn rất nhiều công sức và tiền bạc để xây dựng cung điện Quyện Cần Trai làm nơi "dưỡng lão" nhưng sau khi thoái vị Càn Long lại không chuyển đến đây ở như dự định ban đầu.

Thậm chí, có năm, hoàng đế Càn Long chỉ ở trong Tử Cấm Thành 153 ngày, còn lại ở Viên Minh Viên tới 168 ngày. Viên Minh Viên là một công trình có quy mô lớn được xây dựng từ thời hoàng đế Khang Hi và sau này được hoàn thiện vào thời Càn Long. Đây chính là nơi mà Càn Long chọn để sống sau khi thoái vị thay vì Quyện Cần Trai xa hoa mà ông đã xây dựng. Mãi cho tới những năm cuối đời, Càn Long mới chuyển về cung điện này sống.

Càn Long xây "cung điện mơ ước" nhưng tuyệt nhiên không lui tới: Biết lý do ai cũng trách- Ảnh 3.

Lý do vì sao Càn Long lại không chuyển đến ở Quyện Cần Trai đến nay vẫn là một đề tài gây nhiều tranh cãi. (Ảnh: Sohu)

Lý do vì sao Càn Long lại không chuyển đến ở Quyện Cần Trai đến nay vẫn là một đề tài gây nhiều tranh cãi. Có 2 luồng ý kiến chính đưa ra giả thuyết để giải đáp thắc mắc này.

Một là, Càn Long vẫn sống ở Dưỡng Tâm điện để kiểm soát quyền lực vì không tin tưởng vào Gia Khánh. Do đó, Gia Khánh dù đã lên ngôi sau khi Càn Long trở thành Thái Thượng hoàng vẫn không có chút quyền hành nào trong tay. Mọi việc ông đều phải nghe theo cha mình, thậm chí các vị quan lại cũng chỉ hỏi ý kiến của Càn Long trong chuyện triều chính thay vì hỏi nhà vua. Nhiều người cho rằng, hành động này của Càn Long thể hiện sự ích kỉ của ông.

Hai là, có thể đó là do Càn Long muốn tránh xa cuộc sống xa hoa và phô trương, hoặc có thể đó là một chiến lược chính trị của vị hoàng đế này.

Dù lý do là gì, câu chuyện về Càn Long và cung điện Quyện Cần Trai vẫn là một phần hấp dẫn của lịch sử Trung Quốc.

*Nguồn: Sohu

Nguyệt Phạm

Theo Nguyệt Phạm

Cùng chuyên mục
XEM