Cận cảnh vườn vải thiều không hạt ở Bắc Giang: Thơm ngọt, không bị sâu đầu, 100.000 đồng/kg vẫn không có để bán

05/07/2022 15:34 PM | Xã hội

Năm nay là mùa đầu tiên người nông dân tỉnh Bắc Giang trồng thành công vải thiều không hạt để tung ra thị trường.

Những ngày qua, hình ảnh về vải thiều không hạt được trồng ở Bắc Giang đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.

Hình ảnh quả vải tròn, đỏ mọng được chia sẻ chóng mặt trên MXH cùng theo đó là sự tò mò và những bình luận tích cực, hài hước của cư dân mạng.

Để có thêm thông tin về loại quả này, ngày 5/7, chúng tôi đã có mặt tại nhà ông Vi Văn Hiệu (thôn Hạ Long, xã Lam Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang). Trong khu vườn rộng hàng mẫu đất trồng vải, ông Hiệu đang có 4 cây vải không hạt đã đến độ thu hoạch.

Cận cảnh vườn vải thiều không hạt ở Bắc Giang: Thơm ngọt, không bị sâu đầu, 100.000 đồng/kg vẫn không có để bán - Ảnh 1.

Những cây vải không hạt của ông Vi Văn Hiệu

Ông Hiệu cho biết, ông là một trong số ít người dân trong vùng lai tạo được loại vải không hạt. Trong quãng thời gian 4 năm kiên trì (3 năm không thu quả) ông Hiệu đã thành công lai tạo ra giống vải không hạt.

"Khi thành công, tôi hết sức bất ngờ về kết quả. Đến lúc tung ra thị trường, nhiều người dân tò mò đến mua nhưng không còn vải để bán", ông Hiệu nói.

Cận cảnh vườn vải thiều không hạt ở Bắc Giang: Thơm ngọt, không bị sâu đầu, 100.000 đồng/kg vẫn không có để bán - Ảnh 2.
Cận cảnh vườn vải thiều không hạt ở Bắc Giang: Thơm ngọt, không bị sâu đầu, 100.000 đồng/kg vẫn không có để bán - Ảnh 3.
Cận cảnh vườn vải thiều không hạt ở Bắc Giang: Thơm ngọt, không bị sâu đầu, 100.000 đồng/kg vẫn không có để bán - Ảnh 4.

Những quả vải không hạt đỏ, mọng nước

Cận cảnh vườn vải thiều không hạt ở Bắc Giang: Thơm ngọt, không bị sâu đầu, 100.000 đồng/kg vẫn không có để bán - Ảnh 5.

Những mắt ghép trên thân cây vải không hạt

Theo ông Hiệu, ưu điểm của vải không hạt là ít chăm sóc, không sâu cuống, quả mọng nước mà rất kinh tế. Hiện tại, 4 cây vải cho sản lượng khoảng hơn 1 tạ. Vải được bán với giá 100 nghìn đồng/kg nhưng không có mà bán dù rất nhiều người hỏi mua.

Được biết, ông Hiệu là người có hơn 10 năm kinh nghiệm về ghép mắt cây ăn quả, đặc biệt là vải thiều. Sau khi thành công, ông dự định sẽ thu hoạch nhân rộng giống vải này ra khắp vườn.

Cận cảnh vườn vải thiều không hạt ở Bắc Giang: Thơm ngọt, không bị sâu đầu, 100.000 đồng/kg vẫn không có để bán - Ảnh 6.

"Tôi rất sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, ghép mắt vải không hạt cho người dân địa phương để quảng bá thương hiệu vải không hạt Bắc Giang", ông Hiệu nhấn mạnh.

Về nguồn gốc xuất xứ của vải không hạt, ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, giống vải này được nhập khẩu và được Sở nông nghiệp, Phòng nông nghiệp chọn lọc, lai tạo để chọn ra những giống tốt để đưa vào mô hình thử nghiệm.

"Trên địa bàn huyện, Sở nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đã ứng dụng 500 cây, huyện Lục Ngạn đã ứng dụng một số mô hình khoảng vài chục cây được trồng rải rác ở một số địa phương khác nhau. 

Qua quá trình trồng thử nghiệm, đến nay vải không hạt đã cho quả nhiều hơn so với một số giống vải khác. Vải không hạt đỏ hơn, quả nhiều và không bị cháy nắng. Ưu điểm lớn nhất của nó là không hạt để phục vụ cho chế biến, bảo quản và đáp ứng được những thị trường xuất  khẩu cao cấp ở châu Âu. Ngoài ra, vải không hạt cũng phù hợp cho trẻ em, an toàn khi không có hạt", ông Thi nói.

Cận cảnh vườn vải thiều không hạt ở Bắc Giang: Thơm ngọt, không bị sâu đầu, 100.000 đồng/kg vẫn không có để bán - Ảnh 7.
Cận cảnh vườn vải thiều không hạt ở Bắc Giang: Thơm ngọt, không bị sâu đầu, 100.000 đồng/kg vẫn không có để bán - Ảnh 8.
Cận cảnh vườn vải thiều không hạt ở Bắc Giang: Thơm ngọt, không bị sâu đầu, 100.000 đồng/kg vẫn không có để bán - Ảnh 9.

Vải không hạt với mức giá 100.000 đồng/kg

Hiện tại, người dân đang bán ra thị trường loại vải không hạt với mức giá 100.000 đồng/kg. Đánh giá về điều này, ông Thi cho rằng giá vải 100.000 đồng/kg vẫn là rẻ. 

"Vải thông thường đã lên đến 30.000-40.000 đồng/kg. Vải không hạt có những vị đặc trưng như ngọt, thơm, thanh mát, đáp ứng được hạn chế của vải có hạt nên giá ở hiện tại là chấp nhận được.

Từ việc bỏ hạt đi đã giảm được cho người tiêu dùng khoảng 20% trọng lượng. Trong khâu chế biến, chi phí nhân công cũng được giảm 50% trở lên so với vải có hạt", ông Thi nhấn mạnh.

Clip: Vải thiều không hạt ở Bắc Giang

Theo Đinh Huy

Cùng chuyên mục
XEM