Cận cảnh ngôi đền thờ 'ông tổ' phòng cháy chữa cháy ở Hà Nội

04/08/2022 14:15 PM | Xã hội

Tọa lạc tại khu phố cổ Hà Nội, ngôi đền Hỏa Thần là di tích duy nhất tại Việt Nam thờ "ông tổ" nghề phòng cháy chữa cháy xuất hiện tại Hà Nội vào khoảng thế kỷ XIX.


Cận cảnh ngôi đền thờ ông tổ phòng cháy chữa cháy ở Hà Nội - Ảnh 1.
Đền Hỏa Thần nằm ở 30 phố Hàng Điếu (phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đền Hỏa Thần là địa điểm tâm linh thờ Thần Hỏa của nhân dân Hà thành nói riêng và của cả nước nói chung.
Cận cảnh ngôi đền thờ ông tổ phòng cháy chữa cháy ở Hà Nội - Ảnh 2.
Đây là ngôi đền duy nhất miền Bắc thờ thần Lửa kết hợp với thờ Phật và Tam tòa thánh mẫu (tam giáo đồng nguyên) và cũng là ngôi đền duy nhất Hà Nội có sư trụ trì.
Cận cảnh ngôi đền thờ ông tổ phòng cháy chữa cháy ở Hà Nội - Ảnh 3.

Vào thời Nguyễn, những dãy phố phía tây của khu phố phường Hà Nội chủ yếu vẫn là nhà tranh tre nứa lá, cho nên hỏa hoạn xảy ra thường xuyên. Sách sử cũ chép lại vào năm 1828, đầu năm xảy ra vụ cháy 200 nhà, giữa năm lại cháy 1420 nhà thuộc 27 phường. Năm 1837, khu này cháy thêm 1400 ngôi nhà nữa. Đến những năm 1885 vẫn còn cháy rất nhiều.

Hỏa hoạn là tai hoạ đáng sợ nhất, nhưng lại khó tránh vì toàn nhà lợp tranh. Vì thế, sau vụ cháy lớn năm 1837, người dân đã lập ngôi đền thờ Hỏa thần, cầu xin Thần lửa không gây hoạ. Có lẽ đây là ngôi đền thờ Thần lửa duy nhất tại Việt Nam.

Cận cảnh ngôi đền thờ ông tổ phòng cháy chữa cháy ở Hà Nội - Ảnh 4.
Ban đầu, đền chỉ được dựng sơ sài. Đến năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), đền được xây lại với quy mô lớn hơn. Năm 1848, người ta xây thêm tòa phương đình và nhà tiền tế trên tổng diện tích khoảng 500m2. Ngày nay, khuôn viên đền đã bị thu hẹp khá nhiều. Ngôi đền được xây theo kiểu chữ "Công", hiện còn giữ được những mảng chạm khắc hoa văn tiêu biểu theo phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
Cận cảnh ngôi đền thờ ông tổ phòng cháy chữa cháy ở Hà Nội - Ảnh 5.
Tiền tế là một nếp nhà ngang ba gian, xây gạch kiểu tường hồi bít đốc tay ngai. Bộ khung đỡ mái được làm bằng gỗ với bốn bộ vì kèo quá giang. Hai đầu tường hồi gắn hai tấm bia đá ghi lại ngày tháng xây dựng, trùng tu di tích. Trên cửa ra vào treo bức hoành phi đề ba chữ "Hỏa Thần từ" được làm năm 1864.
Cận cảnh ngôi đền thờ ông tổ phòng cháy chữa cháy ở Hà Nội - Ảnh 6.
Ở Việt Nam có hai Thần Lửa, trong đó vị Quang Hoa Mã Nguyên Súy được thờ phụng tại đền Hỏa Thần. Theo truyền thuyết, Nguyên Súy được nghe thuyết pháp tụng kinh nhiều và trở thành môn đệ Phật gia. Do tính "Hỏa" nên không giữ được nghiêm giới luật, phải xuống trần đầu thai vào nhà họ Phùng, Khi đắc đạo được về trời làm môn đệ của Ngọc Hoàng Thượng Đế, chuyên việc trừ hỏa tai. Và như thế có thể coi "Thần Hỏa" là "ông tổ" nghề phòng cháy chữa cháy.
Cận cảnh ngôi đền thờ ông tổ phòng cháy chữa cháy ở Hà Nội - Ảnh 7.
Chân dung của "ông tổ" nghề phòng cháy chữa cháy duy nhất tại Hà Nội và Việt Nam.
Cận cảnh ngôi đền thờ ông tổ phòng cháy chữa cháy ở Hà Nội - Ảnh 8.
Đền Hỏa Thần là ngôi đền độc đáo, thờ Tam tòa Thánh mẫu cùng ngũ vị Tôn ông, Tam thế Phật và Hỏa thần.
Cận cảnh ngôi đền thờ ông tổ phòng cháy chữa cháy ở Hà Nội - Ảnh 9.
Hằng năm, lễ hội đền Hỏa Thần được tổ chức vào ngày 28 tháng Ba và 28 tháng Chín (âm lịch) - ngày sinh và ngày hóa của Hỏa Thần.
Cận cảnh ngôi đền thờ ông tổ phòng cháy chữa cháy ở Hà Nội - Ảnh 10.
Cận cảnh ngôi đền thờ ông tổ phòng cháy chữa cháy ở Hà Nội - Ảnh 11.
Lối đi vào hậu cung của đền.
Cận cảnh ngôi đền thờ ông tổ phòng cháy chữa cháy ở Hà Nội - Ảnh 12.
Trên vị trí một điện thờ cũ của đền, chính quyền đã xây dựng nhà bia tưởng niệm liệt sĩ của phường Cửa Đông.
Cận cảnh ngôi đền thờ ông tổ phòng cháy chữa cháy ở Hà Nội - Ảnh 13.
Vào năm 1997, đền Hỏa Thần đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam


Duy Phạm

Cùng chuyên mục
XEM