Cách mẹ đơn thân 36 tuổi đầu tư và tiết kiệm để có 750.000 USD chỉ vài tháng sau khi ly hôn
Theo Lakisha L. Simmons, trước khi lập ngân sách dựa trên mục tiêu, điều quan trọng là phải biết đâu là mục tiêu nào thực sự quan trọng. Simmons muốn tăng giá trị tài sản bằng cách đầu tư vào các tài khoản hưu trí, nhưng cô lại không để ý đến những kênh khác như bất động sản.
Theo Lakisha L. Simmons, trước khi lập ngân sách dựa trên mục tiêu, điều quan trọng là phải biết đâu là mục tiêu nào thực sự quan trọng. Simmons muốn tăng giá trị tài sản bằng cách đầu tư vào các tài khoản hưu trí, nhưng cô lại không để ý đến những kênh khác như bất động sản.
Trước khi ly hôn, tiến sĩ Lakisha L. Simmons không suy nghĩ nhiều về khối tài sản của mình. Ở tuổi 36, người mẹ 2 con không có khoản nợ nào nhưng lần đầu tiên trong đời phải chịu trách nhiệm về mọi khoản chi tiêu trong gia đình và tự mình đưa ra quyết định tài chính.
Cô chia sẻ với CNBC: "Ly hôn về cơ bản giống như bắt đầu lại mọi thứ. Và đó là những gì tôi đã phải làm. Tôi phải chịu khá nhiều áp lực. Mọi thứ đều đặt lên vai tôi. Nhưng tôi biết rằng mình cần phải tìm hiểu về tiền bạc và học cách thực sự hiểu nó."
Trong hành trình đạt được mục tiêu tài chính, Simmons đã viết cuốn sách "The Unlikely AchieveHer" và thành lập BRAVE Consulting - tổ chức các hội thảo và huấn luyện khả năng quản lý tài chính cho phụ nữ da màu. Ngoài ra, cô cũng chia sẻ về cách tích luỹ được khối tài sản 750.000 USD.
Định vị bản thân
Việc đầu tiên Simmons làm sau khi ly hôn là tính toán giá trị tài sản của mình. Cô không còn nợ sau khi đã thanh toán các khoản vay sinh viên và có 5.000 USD tiền tiết kiệm. Cô cũng có một số tài khoản hưu trí từ những công việc trước đây với tổng giá trị khoảng 125.000 USD và cũng kiếm được 35.000 USD sau khi bán nhà.
Tự hỏi điều gì là quan trọng
Theo Simmons, trước khi lập ngân sách dựa trên mục tiêu, điều quan trọng là phải biết đâu là mục tiêu nào thực sự quan trọng. Simmons muốn tăng giá trị tài sản bằng cách đầu tư vào các tài khoản hưu trí, nhưng cô lại không để ý đến những kênh khác như bất động sản.
Trên thực tế, Simmons không muốn sở hữu nhà. Cô nói: "Sau khi xem xét ngân sách của mình, số tiền mà tôi phải chi trả nhiều nhất rõ ràng là thế chấp, lên tới 2.410 USD/tháng. Tôi đã nghĩ, tại sao tôi vẫn phải thanh toán 2.400 USD/tháng?"
Ngoài ra, Simmons thấy căn nhà 5 phòng ngủ rộng 3.000m2 cũng không còn phù hợp vì quá tốn kém. Do đó, cô quyết định cắt giảm 1 nửa đối với khoản chi phí cho nhà ở và loại bỏ căng thẳng về vấn đề liên quan đến chi phí bảo trì. Cô đã bán căn nhà, gửi số tiền 35.000 USD vào ngân hàng và chuyển đến căn hộ bình dân hơn.
Cắt giảm các loại chi phí
Sau khi bán nhà, Simmons thậm chí còn tiết kiệm nhiều hơn. Cô cho biết mình tránh những khoản nợ mới nhiều nhất có thể, kể cả khoản vay mua ô tô. Cô đã sử dụng 1 chiếc xe suốt 12 năm và không có kế hoạch đổi xem.
Simmons chia sẻ: "Chiếc Lexus RX 350 mua năm 2007 của tôi vẫn hoạt động rất tốt." Và với số tiền tiết kiệm được từ đó, Simmons cùng các con của mình đi du lịch ở những thành phố lân cận.
Một điều quan trọng khác là đầu tư. Được thúc đẩy bởi phong trào FIRE Movement, Simmons đã học cách chỉ sống với 36.000 USD/năm, hoặc chỉ bằng 40% tiền lương. Thông thường, cô chi khoảng 2.000 USD/tháng nhưng nếu có dịp lễ, sinh nhật hay kỳ nghỉ, cô tiêu khoảng 3.000 USD.
Khi các khoản chi tiêu chỉ chiếm 40% thu nhập, Simmons có thể thoải mái đầu tư 60% số còn lại vào thị trường chứng khoán mỗi tháng.
Mở tài khoản môi giới chứng khoán
Với khoản thu nhập còn dư trong ngân sách, Simmons đầu tư vào các quỹ chỉ số. Cô có một tài khoản môi giới ở Vanguard, được mở vào năm 2017. Cô cho hay: "Chiến lược của tôi là đầu tư quỹ chỉ số S&P 500 vì tôi có thể đa dạng hoá. Tôi không phải lựa chọn cổ phiếu riêng lẻ. Tôi muốn phái nữ hiểu rằng thị trường chứng khoán không phải là điều gì đáng sợ, chỉ cần duy trì sự đa dạng hoá trong đầu tư."
Simmons tận dụng chiến lược gọi là trung bình hoá chi phí đầu tư (DCA) bằng cách đổ cùng 1 số tiền vào tài khoản mỗi tháng. Tuy nhiên, cô cũng theo dõi thị trường và mua vào ở những thời điểm thị trường rớt giá.
Cởi mở với con cái về vấn đề tiền bạc
Là một người mẹ đơn thân, Simmons muốn trở thành tấm gương sống cho các con của mình. Cô thậm chí còn chuẩn bị kiến thức tài chính cho các con bằng cách chia sẻ về việc học đại học, đầu tư và khởi nghiệp.
Simmons chia sẻ: "Các con tôi muốn trở thành một doanh nhân hoặc đi học đại học." Để giúp các con chuẩn bị chi phí học đại học, cô đã mở tài khoản UTMA (tài khoản giám hộ được mở và quản lý bởi người lớn) cho 2 con. Vào sinh nhật hay Giáng sinh hoặc bất cứ thời điểm nào ông bà cho tiền, 1 nửa số đó sẽ được đưa vào tài khoản.
Thỉnh thoảng, gia đình Simmons sẽ lên kế hoạch cho những chuyến đi tiết kiệm chi phí đến các thành phố ở Mỹ. Còn với các hoạt động tiêu tốn ít hơn, họ thường đến các bảo tàng cho trẻ em.
Xác định con số "tự do tài chính"
Điều quan trọng hơn việc quyết định nghỉ hưu ở tuổi bao nhiêu đó là lựa chọn số tiền cho phép bạn sống thoải mái trong phần đời còn lại.
Sau thời gian tự lên kế hoạch cho mọi thứ, Simmons giờ đây có thể dễ dàng tính toán về con số đó. Nguyên tắc chung dành cho người nghỉ hưu là không nên lấy nhiều hơn 4% số tiền đầu tư của mình hàng năm.
Với 750.000 USD trong ngân hàng, Simmons sẽ có 30.000 USD/năm nếu nghỉ hưu ngay hôm nay, tương đương rút 4%. Tuy nhiên, cô vẫn có kế hoạch tăng giá trị tài sản lên 800.000 USD hoặc cao hơn trước khi nghỉ việc hoàn toàn.
Dù 36.000 USD/năm là con số không mấy thoải mái với một số người, nhưng Simmons coi đó là "con số của sự tự do". Cô chia sẻ: "Hãy đảm bảo rằng những gì bạn đang chi tiêu là những thứ mà bạn thực sự yêu thích và có giá trị bền vững."
Tham khảo CNBC