Cả tỷ phú Warren Buffett và Richard Branson đều đồng tình rằng, điều này chính là chìa khóa của thành công: May mắn thay, ai cũng có thể sở hữu nếu chịu trau dồi!

03/09/2019 16:06 PM | Sống

Chia sẻ với những người trẻ khao khát thành công, tỷ phú giàu thứ 3 thế giới, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett nói rằng, chìa khoá nằm ở việc làm chủ kỹ năng giao tiếp.

"Một cách dễ dàng để phát triển giá trị của bản thân lên đến hơn 50% so với thời điểm hiện tại đó là trau dồi kỹ năng giao tiếp của bạn trên cả hai phương diện: các văn bản và lời nói", ông Buffett nói trong một video đăng trên LinkedIn.

Không chỉ có Warren Buffett, tỷ phú Richard Branson cũng đồng tình với quan điểm, khả năng giao tiếp lưu loát chính là chìa khoá của sự thành công.

 Cả tỷ phú Warren Buffett và Richard Branson đều đồng tình rằng, điều này chính là chìa khóa của thành công: May mắn thay, ai cũng có thể sở hữu nếu chịu trau dồi!  - Ảnh 1.

Tỷ phú Richard Branson từng nói: "Ngày nay, một doanh nhân thành công phải là một người kể chuyện. Tạo ra một sản phẩm tuyệt vời thôi chưa đủ, bạn còn phải biết cách làm sao để mọi người biết về nó nữa".

Bạn có biết rằng, chứng chỉ duy nhất Warren Buffett để trong văn phòng làm việc là của khóa học Dale Carnegie về nghệ thuật nói trước công chúng.

“Khi còn học phổ thông lẫn đại học, tôi rất sợ phải nói trước đám đông và tôi chưa bao giờ làm được việc đó. Chứng chỉ Dale Carnegie được tôi đặt trong phòng làm việc thay vì các bằng cấp khác vì nó đã làm thay đổi cuộc đời tôi”, Warren Buffett từng nói với BBC.

Nếu bạn giao tiếp kém, điều đó đồng nghĩa với việc khi bạn là một nhà kinh doanh nhưng lại không thể thuyết phục các nhà đầu tư rót vốn cho mình.

Lời khuyên của Buffett có ý nghĩa cực kì quan trọng, đặc biệt là trong thời đại của chúng ta ngày nay. Thay vì làm việc tập trung ở công ty, giờ đây người ta có xu hướng làm việc tại nhà, với các múi giờ và lịch trình khác nhau. Điều đó làm tăng nhu cầu giao tiếp để đảm bảo sự kết nối và hiệu quả công việc.

Ngoài ra, nếu bạn tận dụng tốt công nghệ hiện đại vào việc giao tiếp, đối tác tiềm năng của bạn có thể tăng lên từ một vài người thành vài nghìn hoặc thậm chí vài triệu. Ngược lại, kỹ năng giao tiếp kém sẽ ảnh hưởng đến cách người khác cảm nhận, không chỉ về thông điệp bạn đưa ra, mà cả chính con người bạn nữa.

Dưới đây là một số cách nhà tỷ phú Warren Buffett cải thiện khả năng giao tiếp:

Giao tiếp tự tin, nhưng đừng đọc văn bản viết sẵn

Hãy sử dụng ngôn ngữ "đầy năng lượng"

Gọi tên đối phương khi giao tiếp

Ngôn ngữ cơ thể thúc đẩy sự tự tin

Hãy chắc chắn bạn biết lắng nghe. 

Ngoài ra, trong giao tiếp, bạn còn cần chú ý để tránh mắc những lỗi cơ bản, có thể hủy hoại sự nghiệp và các mối quan hệ của mình. Khảo sát cho thấy những người có trí tuệ cảm xúc cao không bao giờ phạm 3 lỗi sai lầm này, vì vậy họ hiếm khi khiến người xung quanh khó chịu và dường như luôn thành công trong giao tiếp.

1. Chế giễu lời nói của người khác

Mọi người đều có ưu điểm và nhược điểm. Nếu chúng ta quen nắm bắt những thiếu sót của người khác và nói đùa về một số khiếm khuyết về thể chất, những hành vi như vậy không chỉ chứng tỏ trí tuệ thấp mà còn khiến mọi người cảm thấy bạn là kẻ vô cùng hẹp hòi.

2. Luôn nói những lời kiêu ngạo 

Sự khiêm tốn trong giao tiếp thường ngày vừa thể hiện sự tôn trọng đối phương, vừa cho thấy sự hiểu biết của bản thân bạn.

Những kẻ chỉ biết đến khả năng của mình cũng như "ếch ngồi đáy giếng", biết một mà không biết thế giới ngoài kia còn bao la rộng lớn. Họ chỉ biết đến công lao của bản thân mà không biết cách tôn trọng người khác, như vậy không những không thể tiến bộ mà còn bị bao vây, cô lập trong những mối quan hệ cá nhân.

3. Hứa suông cho qua chuyện 

Cho dù trong cuộc sống hay tại nơi làm việc, không ai yêu thích những người không giữ lời hứa. Khi bắt đầu nói chuyện, họ sẽ khoe mẽ thật nhiều, hứa cũng thật nhiều. Nhưng một khi lời hứa cần được thực hiện, họ sẽ lập tức khước từ và trốn tránh. Những lời nói vô trách nhiệm của họ có khả năng mang lại tổn thất cho người khác, điều này tự nhiên sẽ làm mất lòng tin và sự tôn trọng của những người xung quanh.

Bởi vì "tài ăn nói suông" không thể mang lại những lợi ích thiết thực. Nhiều nhất, chúng chỉ có thể giúp họ thỏa mãn sự phù phiếm nhất thời, nhưng cuối cùng lại gây ra tổn hại cho người khác và chính họ.

Theo Hữu Bách

Cùng chuyên mục
XEM