Cả nhà 3 người chỉ ăn 3 triệu/tháng, để dành cả chục triệu mua vàng
Thu nhập chưa đến 15 triệu nhưng gia đình này vẫn đều đặn mua vàng mỗi tháng.
Vẫn biết tiết kiệm là một thói quen rất tốt nhưng nếu không có một kế hoạch chi tiêu hợp lý thì việc tiết kiệm quá mức sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không hẳn là tốt.
Kế hoạch chi tiêu hợp lý không có nghĩa là tiết kiệm được càng nhiều càng tốt mà là cân bằng được giữa việc chi tiêu và tiết kiệm. Làm sao để có thể tiết kiệm phù hợp với thu nhập nhưng vẫn có thể đảm bảo được chất lượng sống mới là điều mà quản lý chi tiêu và tiết kiệm hướng đến.
Cán cân chi tiêu và tiết kiệm thường bị mất cân bằng ở phía chi tiêu, tức là thường các gia đình hay rơi vào tình huống chi tiêu quá mức khiến cho khoản tiết kiệm không còn nhiều. Tuy nhiên, bài đăng tải mới đây của một cô vợ trẻ lại rơi vào tình huống ngược lại, tiết kiệm cực đoan quá mức.
Theo chia sẻ của Khánh Chi (28 tuổi, đang sinh sống ở ngoại thành Hà Nội) thì tổng thu nhập của gia đình cô rơi vào khoảng 15 triệu/tháng, cũng có tháng không được đến con số này. Với hộ gia đình gồm 2 vợ chồng và con nhỏ thì đây là khoản thu nhập nếu không cân đối cẩn thận hoàn toàn có thế rơi vào tình trạng thiếu trước hụt sao. Thế nhưng cô vợ trẻ này không những có thể chi tiêu đủ mà còn để ra được mỗi tháng 10 triệu để mua vàng.
Cô chia sẻ rằng ngay khi chồng đưa tiền lương cho mình cô sẽ trích luôn tiền ra để mua vàng. Hai vợ chồng lấy nhau 5 năm, bất kể giá vàng ở mỗi thời điểm mỗi khác nhau ra sao thì cô vẫn sẽ trích đúng 2/3 thu nhập để mua vàng.
Nếu thời điểm đó thu nhập thấp hơn thì cô cũng sẽ giảm xuống 1 chút khoản chi mua vàng làm sao để vừa đúng 2/3 thu nhập của gia đình. Tuy nhiên suốt 5 năm qua thì gia đình cô thường có thu nhập dao động khoảng 15 triệu và ít có thay đổi.
Thậm chí hiện tại giá vàng đang đạt đỉnh ở mức cao thì cô vẫn sẽ trích đúng số tiền mua vàng để riêng ra. Còn lại bao nhiêu chi tiêu bấy nhiêu.
Như vậy, số tiền còn lại để chi tiêu sinh hoạt cho cả gia đình chỉ rơi vào khoảng 5 triệu và đây là chi tiêu của gia đình cô.
1. Tiền ăn: 3 triệu đồng
2. Tiền điện nước: 1 triệu đồng
3. Phát sinh: 1 triệu đồng
Để có thể tiết kiệm được nhiều đến như vậy thì cô cho biết gia đình mình không mất tiền thuê nhà, tuy nhiên không thấy cô vợ trẻ này chia sẻ và chi phí đi lại, có lẽ gia đình cô không sử dụng phương tiện đi lại nên không có phát sinh khoản này. Khánh Chi cũng cho biết vì sống ở ngoại thành nên nên phần thực phẩm như rau cỏ hay thịt cá gia đình cô đều chăn nuôi thêm.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu chỉ với 3 triệu/tháng thì liệu rằng ăn uống có đảm bảo dinh dưỡng. Chỉ cần làm phép tính đơn giản cũng có thể thấy số tiền chi ra cho cả gia đình ăn uống trong 1 ngày khá thấp và khó mà cân đối để có thể đi chợ mua đồ đảm bảo chất lượng.
Khánh Chi cũng cho biết vì đã cưới từ rất lâu mà thời điểm đó chỉ làm báo hỷ không mời ai nên giờ cô cũng gần như không đi dự đám cưới của ai hết.
Với con nhỏ, cô vẫn đang cho con ăn sữa mẹ nên không mất tiền sữa, bố mẹ ăn gì sẽ cho con ăn nấy nên khoản ăn dặm cũng không mất thêm. Ngoài ra, cô sử dụng bỉm vải cho con nên chỉ mất tiền mua bỉm đúng một lần trước khi sinh và tái sử dụng nhiều lần.
Cũng có dân tình nhận ra rằng việc nuôi một em bé 9 tháng mà không tốn đồng nào khá là vô lý vì hầu như ai có con nhỏ cũng việc rằng 1 em bé không phải chỉ cần mỗi bỉm và sữa.
Có thể thấy cách bà mẹ này quản lý chi tiêu thế nào đều là do nhu cầu cá nhân của từng nhà. Cuối cùng, cân đối chi tiêu là hướng đến sự cân bằng trong cuộc sống. Điều quan trọng nhất là con người ta lao động để hướng đến cuộc sống thoải mái mỗi ngày.
Bài viết ghi theo lời chia sẻ của nhân vật.