Bod Talk - Khi CEO và HRD tìm chiến lược nhân sự đột phá cho 2024

05/03/2024 21:30 PM | Kinh doanh

Anh Nguyễn Thanh Sơn (Chủ tịch MVV Group) đã đặt ra câu hỏi hóc búa ngay trong sự kiện BOD Talk do HR Digest tổ chức về tầm quan trọng của nhân sự ngày nay.

Ngày 01/03 vừa qua, sự kiện BOD Talk: Chiến lược nhân sự đột phá cho 2024 do HR Digest tổ chức đã diễn ra tại không gian The Art & Interiors, với sự tham gia của 3 diễn giả và host  đều là lãnh đạo của các doanh nghiệp lớn, quy tụ hơn 40 lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo nhân sự đến từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.

Nhân sự đang đánh mất đi vị thế chiến lược của mình?

Tại sự kiện, anh Nguyễn Thanh Sơn (Chủ tịch MVV Group) đã đặt ra câu hỏi:

"Người làm nhân sự trước đây vốn đóng vai trò chủ chốt trong các tổ chức, liệu có phải Nhân sự đang dần đánh mất đi vị thế trên bàn chiến lược và  chưa nhận thức được sức mạnh, chưa thể hiện được khát khao của mình trước ban lãnh đạo?"

Anh Lê Quang Phúc (Thành viên HĐQT PNJ, Searefico Corp, PDR và Filmore) cho rằng, "hiện nay tại các doanh nghiệp Việt, đa phần người làm nhân sự chưa thực sự được tham gia vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ đứng ở vị trí thừa hành. Nhưng nếu tôi là Chủ tịch công ty, tôi sẽ muốn Nhân sự phải ngồi vào bàn chiến lược và giúp tôi giải những bài toán khó về con người."

Là một lãnh đạo đã từng kinh qua nhiều loại hình doanh nghiệp, đa dạng quy mô, ngành hàng, chị Lê Hoàng Uyên Vy (Đồng sáng lập và Giám đốc Điều hành Quỹ đầu tư Do Ventures) cho rằng thực tế còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, quan điểm của ban lãnh đạo công ty.

Đối với những doanh nghiệp startup, khi các nhà sáng lập có background đặc thù như công nghệ hay kinh doanh và thuê người phụ trách nhân sự, ban lãnh đạo sẽ hiếm khi trao đổi các chiến lược kinh doanh với bộ phận nhân sự, do giới hạn về hiểu biết thị trường, nhạy bén kinh doanh của bộ phận Nhân sự chưa thật sự đáp ứng kỳ vọng.  Còn ở những start up có một trong những nhà đồng sáng lập trực tiếp phụ trách về nhân sự thì họ sẽ có thể dễ dàng thảo luận chung về chiến lược công ty cùng CEO hơn. 

Ngoài ra, với doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, mức độ tham gia của Nhân sự vào chiến lược kinh doanh sẽ cao hơn, nhưng cũng cần đối thoại, phản biện rất nhiều từ hai phía lãnh đạo công ty và lãnh đạo nhân sự mới cho ra được một chiến lược cuối cùng.

Hiểu mình, hiểu lãnh đạo, hiểu công ty để nhân sự "ngồi đúng ghế"

Host của chương trình, anh Nguyễn Chí Kiên (Giám đốc cao cấp - Nguồn nhân lực PNJ) đã đúc kết lại, để biết Nhân sự có nên tham gia vào bàn chiến lược doanh nghiệp, người làm nhân sự cần trả lời được ba câu hỏi:

 - Bộ phận nhân sự trong công ty đang làm ở đâu, đóng vai trò gì, tránh tình trạng tham gia vào các công việc khác mà bỏ quên chuyên môn?

- Đối tác liên quan của Nhân sự (ban lãnh đạo) đang làm gì, kỳ vọng gì?

- Công ty đang phát triển ở giai đoạn nào?

Chìa khóa nào giúp người làm nhân sự ngồi vào bàn chiến lược kinh doanh

Từ các quan điểm phản biện trái chiều nhưng vẫn bổ khuyết cho nhau, các diễn giả và khách mời đã tiết lộ chìa khóa giúp nhân sự được tạo điều kiện tham gia vào bàn nghị sự kinh doanh chính là tinh thần chủ động và mong muốn học hỏi, tạo ra cơ hội tiếp xúc với ban lãnh đạo nhằm hiểu hơn về thị trường, mô hình kinh doanh, và đóng góp ý tưởng của mình.

Cơ hội đối thoại hiếm - khi tiếng nói nhân sự được lắng nghe

Đặc biệt, chương trình còn đột phá tạo ra một không gian thảo luận vừa có chiều sâu, vừa đậm chất thực tiễn thông qua các tình huống giả định tại các công ty đa dạng về ngành hàng, quy mô và mức độ trưởng thành. Tất cả khách tham dự và các diễn giả đã cùng nhau "xắn tay áo",  tham gia thảo luận và tranh biện để tìm kiếm Chiến lược nhân sự đột phá cho 2024.

Bod Talk - Khi CEO và HRD tìm chiến lược nhân sự đột phá cho 2024 - Ảnh 1.

Các lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo nhân sự sôi nổi thực hành giải tình huống kinh doanh

Chính hình thức thú vị tạo ra cuộc thảo luận, đối đáp, tranh biện hấp dẫn đã tạo cơ hội hiếm hoi cho lãnh đạo nhân sự được đối thoại thẳng thắn về kỳ vọng và vai trò thực tế mà Hội đồng quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp đang nhìn nhận với người làm nhân sự.

Sự kiện chuyên nghiệp, sáng tạo tới từ tổ chức còn non trẻ

Nhận xét về sự kiện, anh Phan Sơn (Chủ tịch, Chuyên gia trưởng, Học viện Quản trị HRD Academy) đánh giá: "Sự kiện rất chuyên nghiệp, đặc biệt là format mới lạ lần đầu tiên anh được tham dự. Ấn tượng nhất là phần chia sẻ của các diễn giả, mang lại rất nhiều bài học hay và thực tế để ứng dụng."

Trong sự kiện này, các khách mời cũng hoàn toàn bất ngờ và ấn tượng với một trợ lý Ai có tên là Long. Long thực hiện toàn bộ các công việc hướng dẫn và hỗ trợ trải nghiệm xuyên suốt chương trình không chỉ nhanh nhẹn, chu đáo mà còn hài hước của mình. Nhiều khách mời nhận định rằng, AI sẽ sớm thay thế nhân sự làm các công việc thừa hành

Bod Talk - Khi CEO và HRD tìm chiến lược nhân sự đột phá cho 2024 - Ảnh 2.

HR Digest - đơn vị tổ chức BOD Talk: Chiến lược nhân sự đột phá cho 2024

Đứng sau sự kiện chuyên sâu và chuyên nghiệp này là HR Digest, một tổ chức cộng đồng non trẻ nhưng đầy sáng tạo và hoài bão. HR Digest được bảo chứng bởi hai "ông lớn" trong ngành nhân sự trên toàn thế giới là HRCI và SHRM, cùng với các đối tác uy tín MVV Academy, Gitiho, TopCV, LawPlus, G.A.P Institute, Amber Online Education, Grow with Google, Cyber Fision…

HR Digest hứa hẹn trong năm 2024 sẽ thực hiện nhiều dự án phát triển con người, đem lại lợi ích cho cộng đồng nhân sự và quản lý lãnh đạo.

Ánh Dương

Cùng chuyên mục
XEM