Bố mẹ, xin hãy để con thất bại: Công thức nuôi dạy trẻ hiệu quả nhất "Vấp ngã = Thành công"
Có thể nhiều bậc phụ huynh biết rằng "để con tự trải nghiệm sự thất bại" là một điều tốt nhưng không ít người làm được vì bố mẹ không nỡ nhìn thấy con vấp ngã.
Thấy con mình có bài về nhà Toán mà không chịu làm vì nó ghét môn học đó, thử hỏi có bao nhiêu bà mẹ nóng lòng giục giã con, thậm chí quát tháo, buộc con phải ngồi vào bàn học, ra điều kiện làm xong mới được đi chơi hay chỉ nhắc nhẹ nhàng một lần để con có ý thức không quên nhiệm vụ? Chắc chắn là số đông các bậc phụ huynh sẽ không thể yên tâm được khi thấy con không tự giác học tập.
Tác giả của cuốn sách "The Gift of Failure" (tạm dịch: Món quà của thất bại) Jessica Lahey cho rằng hành động sai đó có thể khiến những đứa trẻ mất động lực, muốn dựa dẫm vào bố mẹ khi gặp khó khăn, mà vấn đề ở đây mới chỉ là làm bài tập về nhà môn học mình ghét mà thôi. Hành động giục giã, quát tháo của bố mẹ sẽ khiến con cảm thấy chán ghét cả việc học. Đến khi bố mẹ được thông báo điểm kém của con, chắc chắn cả gia đình sẽ không vui.
Vấn đề gốc rễ mà tác giả Lahey cuối cùng cũng nhận ra là: Các bậc phụ huynh thường chỉ quan tâm dạy dỗ làm sao những đứa trẻ được hạnh phúc chứ không cần biết dùng phương pháp nào để giúp con phát huy được thế mạnh năng lực.
Nghiên cứu của chuyên gia tâm lý học Wendy Grolnick mời các cặp mẹ con đăng kí tham gia vào một phòng kín để họ tự chơi cùng nhau, xem video cùng nhau. Dựa trên việc người mẹ có để cho con tự quyết định chơi gì, làm gì, Grolnick sẽ biết được đâu là mẹ thích kiểm soát và đâu là mẹ ủng hộ sự độc lập của con. Sau đó, ông lại mời các cặp mẹ con trở ra một phòng khác và cùng trải qua một trò chơi dưới sự theo dõi của các nhà nghiên cứu.
Kết quả rất đỗi bất ngờ nhưng lại đúng theo những gì họ dự đoán được. Những đứa trẻ có bố mẹ thích kiểm soát không tự mình hoàn thành nhiệm vụ được giao còn những đứa trẻ được thoải mái lựa chọn khi gặp khó khăn, chúng đã dốc sức để suy nghĩ và đã thử rất nhiều cách để hoàn thành nhiệm vụ. Những đứa trẻ như thế không dựa dẫm vào sự điều khiển của người lớn và chúng hoàn toàn có thể tập trung, học hỏi, tự tổ chức và tự điều khiển cuộc sống của chính mình.
Có thể nhiều bậc phụ huynh biết rằng "để con tự trải nghiệm sự thất bại" là một điều tốt nhưng không ít người làm được vì bố mẹ không nỡ nhìn thấy con vấp ngã. Trong cuốn sách của mình, Lahey chia sẻ rằng đã có những bậc phụ huynh than thở không ngừng về cậu con trai 16 tuổi không biết sắp xếp quần áo vào vali mà đều cần nhờ tới sự trợ giúp của bố mẹ hay một cô con gái 18 tuổi không biết điều khiển cảm xúc của chính mình mà gây ra những xung đột không đáng có.
Trên thực tế, có một điều hài hước là các bậc làm cha làm mẹ đều bình tĩnh nghĩ rằng: "Chà, tôi còn rất nhiều thời gian để dạy dỗ chúng nên không việc gì phải vội cả". Và kết quả là: "Thời gian trôi nhanh quá, chúng đã 17 tuổi mất rồi!". Một câu nuối tiếc nhưng cũng đầy hối hận.
Vậy các bậc cha mẹ nên chuẩn bị những gì để giúp con cái trải qua thất bại?
Xác định khoảng thời gian này cũng khó khăn không kém đối với bố mẹ
Vì sao? Vì không phải bậc phụ huynh nào cũng bình tĩnh nhìn con chậm chạp suy nghĩ, giải quyết vấn đề. Lahey cho rằng mình cũng là một bà mẹ đáng gờm khi thấy con quên vở bài tập ở nhà và quyết định không mang tới cho con để con tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Cô đã đem câu chuyện của mình lên Facebook kể. Ngoài những bình luận khen ngợi, đã có một người bạn hỏi: "Nếu chồng bạn quên điện thoại, liệu bạn có mang đến cho anh ấy không?". Lahey dứt khoát: "Tôi không dạy dỗ chồng tôi".
Giải cứu con trai khỏi việc bị cô giáo phạt sẽ khiến Lahey cảm thấy mình là một người mẹ tốt, nhưng điều đó sẽ không giúp ích gì cho con trai của cô ấy. Nữ tác giả cũng không quên đưa ra một bí mật trong việc dạy dỗ con cái mà ít phụ huynh biết: "Những đứa trẻ có thể làm được nhiều việc hơn chúng ta nghĩ".
Hãy để cho bọn trẻ tự vật lộn
Có bao nhiêu bố mẹ cương quyết giành lại miếng bọt biển trên tay bọn trẻ khi chúng làm bẩn sàn nhà?
Những đứa trẻ có thể làm được nhiều việc hơn các bậc phụ huynh luôn nghĩ và điều đó phụ thuộc vào cách xử sự của bố mẹ. Những đứa trẻ hoàn toàn có thể quét dọn nhà và rửa bát chén nhưng trước tiên, bố mẹ có thể phải chấp nhận nghe tiếng bát đĩa rơi vỡ lẻng xẻng, đồ đạc bị sắp xếp lộn xộn hay quần áo bị nhét bừa bãi vào tủ quần áo chứ không hề được gấp gọn như ý muốn của bố mẹ.
Lahey từng biết một trường hợp của một cậu học sinh vật lộn trong trường năng khiếu. Mẹ của cậu đã can thiệp rất nhiều với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để cậu có thể hoàn thành tốt việc học. Thậm chí, khi thấy con vẫn không đạt được mong muốn của mình, bà mẹ đã quyết định nghỉ việc để ngày ngày đưa đón con, kèm cặp việc học của con. Cậu con trai sau đó đã bị stress liên miên do áp lực người mẹ đẩy lên quá lớn.
Khen ngợi nỗ lực và không chì chiết kết quả nếu không đúng mong đợi
Nhà nghiên cứu Stanford Carol Dweck đã chứng minh việc khen ngợi trẻ nỗ lực là một điều nên làm qua một thí nghiệm. Các nhà nghiên cứu mời hai nhóm học sinh lớp 5 làm thử một đề kiểm tra dễ. Nhóm thứ nhất được khen thông minh nên đã làm đúng nhiều câu, còn nhóm thứ hai được khen nỗ lực nên đã làm đúng nhiều câu. Khi trải qua bài kiểm tra số 2 khó hơn thì các nhà nghiên cứu nhận thấy nhóm học sinh được khen thông minh làm hời hợt, còn nhóm được khen nỗ lực lại rất đón nhận bài kiểm tra này và vẫn tiếp tục nỗ lực làm bài. Bài kiểm tra số 3 lại giảm mức độ khó xuống, kết quả là: nhóm thứ nhất làm bài rất kém, còn nhóm thứ hai mang lại kết quả tốt đến không ngờ.
Và một điều bất ngờ khác đã xảy ra. Khi các nhà nghiên cứu nói rằng sẽ đưa thí nghiệm này đến một ngôi trường khác và yêu cầu các học sinh tham gia viết điểm số mà họ đạt được lên giấy. 40% các em học sinh được khen thông minh đã cố tình viết không đúng về kết quả mình đạt được, trong đó con số này còn chưa tới 10% ở các em nhóm học sinh được khen nỗ lực.
Lời khuyên của Dweck dành cho bố mẹ: Hãy khen ngợi nỗ lực, không khen ngợi không kết quả.
Cổ vũ con như thể là ông bà, không phải vị trí là bố mẹ
Rất nhiều bố mẹ đăng kí cho con học chơi thể thao là vì muốn con được tự do vận động, hít thở không khí ngoài trời, học cách đoàn kết trong team nhóm và trở nên vui vẻ. Tuy nhiên, nếu con cái có tài năng trong môn thể thao đó, nhiều bố mẹ đột nhiên trở nên căng thẳng, hò hét, lên tiếng chỉ dẫn con phải thế này phải thế kia trong khi bố mẹ còn chưa bao giờ chơi môn đó, thậm chí còn liên tục yêu cầu huấn luyện viên cũng như bắt buộc con phải đạt trình độ như mình mong muốn.
Tuy nhiên, điều bố mẹ không biết là nếu được tham gia một giải đấu thì con cái chỉ mong ông bà mình đến, chứ không phải bố mẹ. Bởi lẽ, ông bà đến cổ vũ cháu thực lòng và không dựa vào thành tích để ép con cái. Hãy để con cái được tự do làm điều chúng muốn.
Giáo viên là đối tác, không phải đối thủ của bố mẹ
Lahey cho biết không hiếm những bậc phụ huynh yêu cầu giáo viên thay đổi điểm số cho con và từ chối xem những thách thức là cơ hội học tập. Từ đó, giáo dục con trẻ bỗng dưng trở thành một hòn đá lăn qua lăn lại giữa các "thế lực" đối nghịch: bố mẹ muốn giáo viên dạy dõ con nghiêm khắc hơn nhưng lại hiển nhiên xua tay không thực hiện những yêu cầu khắt khe vì điều đó quá khó khăn với bọn trẻ.
Bố mẹ xin hãy ghi nhớ công thức nuôi dạy trẻ: Thất bại = Thành công.