Biết gần như sẽ bị từ chối nhưng Trung Quốc vẫn ngỏ ý tham gia, siêu dự án 8,2 tỷ USD quan trọng bậc nhất châu Âu chốt sổ nhà thầu, công nghệ nước nào được chọn?

24/09/2024 10:16 AM | Quốc tế

Nằm sâu 40m dưới biển, hầm đường bộ kiêm đường sắt dài nhất thế giới dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2029.

Biết gần như sẽ bị từ chối nhưng Trung Quốc vẫn ngỏ ý tham gia, siêu dự án 8,2 tỷ USD quan trọng bậc nhất châu Âu chốt sổ nhà thầu, công nghệ nước nào được chọn?- Ảnh 1.

Sau khi khởi công vào năm 2020, đoạn đầu tiên của đường hầm Fehmarnbelt nối Đan Mạch và Đức, chính thức được khánh thành vào ngày 17/6. Đường hầm dài 18km này là một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất châu Âu với chi phí xây dựng 8,2 tỷ USD.

Đường hầm Fehmarnbelt bắc ngang qua vành đai Fehmarn, eo biển nằm giữa đảo Fehmarn của Đức và đảo Lolland của Đan Mạch, được thiết kế để thay thế dịch vụ phà hiện nay từ Rodby và Puttgarden chở hàng triệu hành khách mỗi năm. Trong khi đi qua eo biển bằng phà mất 45 phút, các hành khách chỉ mất 7 phút nếu đi tàu và 10 phút đi xe.

Đường hầm có tên chính thức là Fehmarnbelt Fixed Link sẽ trở thành hầm đường sắt tích hợp đường bộ dài nhất thế giới. Công trình bao gồm hai đường cao tốc hai làn, ngăn giữa là hành lang dịch vụ và hai đường tàu điện.

Jens Ole Kaslund, giám đốc kỹ thuật của Femern A/S, công ty Đan Mạch phụ trách dự án, cho biết, "nếu đi tàu từ Copenhagen tới Hamburg sẽ mất khoảng 4,5 giờ. Tuy nhiên, khi đường hầm hoàn thành, chuyến đi tương tự chỉ kéo dài 2,5 giờ".

Dự án bắt đầu vào năm 2008 khi Đức và Đan Mạch ký hiệp định xây dựng đường hầm. Sau đó, hai nước mất hơn một thập kỷ để thông qua các quy định cần thiết và tiến hành những nghiên cứu về kỹ thuật địa chất và tác động môi trường.

Khi chuẩn bị mở thầu xây dựng dự án này, một số công ty xây dựng hàng đầu của Trung Quốc, đặc biệt là China Communications Construction Company (CCCC), đã bày tỏ ý định muốn tham gia đấu thầu xây dựng dự án Fehmarnbelt. Thực tế, Trung Quốc đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng lớn, bao gồm cả các hầm đường bộ và đường sắt dưới biển.

Tuy nhiên, nhưng dự án Fehmarnbelt là một trong những công trình chiến lược, lớn bậc nhất của châu Âu, do đó, các nước Đan Mạch và Đức đã lựa chọn các công ty xây dựng từ châu Âu để thực hiện dự án.

Theo trang Euronews, dự án Fehmarnbelt nối Đan Mạch và Đức sử dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến từ các quốc gia châu Âu, với sự tham gia của các công ty xây dựng hàng đầu, chủ yếu từ nhà thầu Đan Mạch, Pháp, Hà Lan, và một số quốc gia khác.

Trong đó, công nghệ hầm chìm được sử dụng tron dự án đã được phát triển và sử dụng rộng rãi bởi các công ty từ Hà Lan và Đan Mạch, những quốc gia có kinh nghiệm hàng đầu trong xây dựng hầm chìm dưới nước.

Công nghệ BIM được sử dụng rộng rãi trong dự án này để tạo ra các mô hình 3D chi tiết của hầm, giúp tích hợp tất cả các yếu tố thiết kế, xây dựng, và quản lý vào một nền tảng kỹ thuật số duy nhất. BIM giúp cải thiện việc quản lý dữ liệu, kiểm soát tiến độ, giảm thiểu sai sót và chi phí.

Về công nghệ khoan và xây dựng hầm, phần lớn kỹ thuật và thiết bị liên quan đến việc xây dựng đường hầm được cung cấp bởi Đan Mạch và Pháp. Liên doanh dẫn đầu là một trong những công ty hàng đầu thế giới về xây dựng các dự án hạ tầng phức tạp của Pháp. Trong khi đó, Đan Mạch đóng vai trò chủ chốt trong việc điều phối dự án và cung cấp các kỹ thuật xây dựng từ một công ty xây dựng nổi tiếng tại Đan Mạch.

Cùng với đó, công nghệ mô phỏng thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) được sử dụng để mô phỏng các giai đoạn xây dựng, cho phép các kỹ sư và nhà thầu hình dung quy trình thi công trong không gian ảo trước khi thực hiện.

Hơn nữa, để đảm bảo việc đặt các đoạn hầm chìm dưới nước chính xác, hệ thống định vị GPS và các công cụ kỹ thuật số giúp định vị chính xác từng đoạn hầm cũng như các cấu trúc phụ trợ.

Theo Minh Tiến

Cùng chuyên mục
XEM