Bệnh vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore gia tăng đột biến ở miền Trung

18/11/2020 19:40 PM | Xã hội

Từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11 năm nay, Bệnh viện Trung ương Huế đã ghi nhận 28 trường hợp mắc bệnh Whitmore, tăng đột biến so với trung bình hàng năm.

Đây là căn bệnh do vi khuẩn trong đất, nước bẩn, ao tù nước đọng. Những người mắc bệnh nhập viện lần này chủ yếu đến từ các tỉnh vừa trải qua lũ lụt.

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người Whitmore gia tăng đột biến ở miền Trung - Ảnh 1.

Vi khuẩn Whitmore

Người mắc bệnh Whitmore chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua các vị trí da, vết thương bị xây xước hoặc hít phải bụi, hơi nước, uống nước có nhiễm khuẩn. Miền Trung vừa trải qua đợt bão lũ liên tiếp dẫn đến sự gia tăng đột biến của bệnh trong thời gian ngắn.

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người Whitmore gia tăng đột biến ở miền Trung - Ảnh 2.

Các bệnh nhân mắc Whitmore đang điều trị tại bệnh viện.

Thạc sĩ, BS chuyên khoa II Hoàng Thị Lan Hương - Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, hơn 50% bệnh nhân đến khoa hồi sức cấp cứu đã vào giai đoạn sau của bệnh như nhiễm khuẩn huyết, tổn thương đa cơ quan, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng. Mặc dù có kháng sinh đặc hiệu để chữa trị nhưng tỷ lệ tử vong cũng rất cao. Nếu bệnh nhân được phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn đầu thì tiên lượng là tốt.

Đến thời điểm này vẫn chưa có vaccine để phòng bệnh, do vậy, để chủ động phòng bệnh Whitmore, người dân cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm; sử dụng giày, dép, găng tay khi tiếp xúc với đất, nước bẩn, nước lụt. Đặc biệt, khi có vết thương hở, vết loét... người bệnh cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước lũ bị ô nhiễm nặng.

Anh Phương

Cùng chuyên mục
XEM