Bắt tay người nông dân làm mô hình cánh đồng mẫu lớn, công ty này đã nâng giá trị hạt gạo lên cả chục lần, xuất đi 36 nước

15/07/2017 08:36 AM | Kinh doanh

Gạo của công ty này xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật, châu Âu, Đài Loan, Trung Quốc, Philippines…

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới trong nhiều năm nay, sau Ấn Độ và Thái Lan. Vậy nhưng, người ta cũng biết đến câu chuyện giá gạo của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều nước và đời sống của đa phần nông dân vẫn rất thấp do mức thu nhập ít ỏi. Trong nhiều năm qua, nông dân trồng lúa lại không an tâm khi trồng lúa do đầu ra của hạt lúa bấp bênh, có năm trúng mùa nhưng giá thấp, bán không được; có năm mất mùa do thiên tai, dịch bệnh.

Tuy nhiên, hiện nay, với nhiều người nông dân ở An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Long An… đã khác. Một công ty đã triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn, tư vấn, giám sát chất lượng cây lúa, bao tiêu gạo cho nông dân để giúp người nông dân cải thiện cuộc sống và có thu nhập tốt hơn. Nông dân chủ động trong việc tiêu thụ lúa và an tâm khi có dịch bệnh xảy ra vì đã có doanh nghiệp này sát cánh cùng nông dân.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn đó là của Tập đoàn Lộc Trời với sản phẩm gạo Hạt Ngọc Trời và gạo Vibigaba. Gạo Vibigaba có các loại như gạo mầm Vibigaba tỏi đen, gạo mầm Vibigaba nghệ… Gạo mầm tỏi đen Vibigaba có giá khoảng hơn 100.000 đồng/kg, giá trị gấp cả chục lần gạo bán ở thị trường. Các loại gạo của Lộc Trời đã đi khắp 36 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, châu Âu…

Chuyện Lộc Trời đầu tư cánh đồng mẫu lớn, tăng giá trị của gạo và sản phẩm sau gạo

Tập đoàn Lộc Trời (trước đây là Bảo vệ thực vật An Giang) được biết đến với chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo, với 5 nhà máy chế biến gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện khoảng 40.000 hộ nông dân đang đồng hành cùng Lộc Trời để tham gia sản xuất lúa gạo chất lượng cao.

Các sản phẩm của sự hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp là gạo Hạt ngọc trời và gạo mầm Vibigaba. Hạt trời bán với giá khoảng 20.000 đồng đến 30.000 đồng/kg. Còn gạo Vibigaba được trộn với nghệ, tỏi đen… có giá cao hơn nhiều. Chẳng hạn như gạo mầm Vibigaba hiện đang bán ở thị trường Việt Nam khoảng 100.000 đồng/kg, cấp cả chục lần gạo đang bán trên thị trường.

Gạo của Lộc Trời đã xuất khẩu vào các thị trường cao cấp trên thế giới: Mỹ, Úc, Newzealand, Dubai, Singapore, Trung Quốc, Philipines, HongKong, Đài Loan.

Đặc biệt, đã vượt qua 603 chỉ tiêu về chất lượng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để vào được thị trường Nhật Bản, là thị trường khó tính nhất trên thế giới.

Lộc Trời đã xuất khẩu thành công sản phẩm vào 36 thị trường quốc tế với giá gạo cao hơn các sản phẩm cùng loại trong nước từ 20-30 USD/tấn. Chỉ trong đầu năm 2014, số lượng đơn đặt hàng trước đã lên đến 60.000 tấn.


Nguồn: Lộc Trời

Nguồn: Lộc Trời

Doanh nghiệp này cũng tận dụng vỏ trấu để tạo ra những sản phẩm có giá trị khác. Chẳng hạn như củi trấu (dùng làm chất đốt trong các nhà máy công nghiệp trong nước và xuất khẩu) và trấu nghiền (dùng trong công nghiệp chế biến thức ă gia súc).

Mô hình cánh đồng mẫu lớn sự hợp tác để cùng "đi xa"

Theo nhiều chuyên gia nông nghiệp, một trong những yếu điểm của sản xuất nông nghiệp của Việt Nam là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ khiến đầu ra của sản phẩm bấp bênh. Và cũng khó có thể đưa sản phẩm ra thế giới nếu sản xuất nông nghiệp chỉ ở mức nhỏ lẻ.

Hiểu và nghiên cứu về câu chuyện này, Lộc Trời đã hợp tác với nông dân để thực hiện dự án Cánh đồng lớn. Doanh nghiệp hợp tác với nông dân bằng cách người nông dân canh tác trên ruộng đất của họ, còn doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, tư vấn cho nông dân và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Bởi vậy, thu nhập của người trồng lúa sẽ ổn định hơn và tiết kiệm được nhiều chi phí.

Hiện nông dân ở một số tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Long An... đã tham gia mô hình.


Nguồn: Lộc Trời

Nguồn: Lộc Trời

Phía Lộc Trời với khát vọng hợp tác cùng bà con nông dân để "đi xa", đưa hạt gạo Việt Nam vươn xa hơn toàn cầu và nâng cao thu nhập cho nông dân đã triển khai mô hình này.


Nguồn: Lộc Trời

Nguồn: Lộc Trời


Nguồn: Lộc Trời

Nguồn: Lộc Trời

Hiện các ngành mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Lộc Trời vẫn là thuốc bảo vệ thực vật và giống cây trồng nhưng trong những năm tới, theo ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Lộc Trời, cơ cấu sẽ thay đổi. Ngành lương thực của công ty, cụ thể là sản xuất lúa gạo, sẽ tăng lên. Cụ thể năm 2016, cơ cấu doanh thu của Lộc Trời là thuốc bảo vệ thực vật (61%), gạo (29%) và Giống cây trồng (10%) nhưng lợi nhuận của gạo chỉ đóng góp 5% vào tổng lợi nhuận.


Nguồn: LTG

Nguồn: LTG

Ông Huỳnh, Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Lộc Trời, từng nói trong một sự kiện gần đây, công ty muốn cùng hợp tác với nông dân để đi xa hơn nữa, đưa sản phẩm gạo Việt Nam đến với nhiều nước trên thế giới hơn nữa.

Thế Trần

Cùng chuyên mục
XEM