Bão số 6 gia tăng sức mạnh, xuất hiện điểm dị thường chung của 1 trận bão dữ dội

08/11/2019 11:26 AM | Xã hội

Các chuyên gia khí tượng dự báo, bão số 6 (bão Nakri) đang tiếp tục mạnh lên và sẽ đạt đỉnh trong 2 ngày liên tục (9-10/11).

 Bão số 6 gia tăng sức mạnh, xuất hiện điểm dị thường chung của 1 trận bão dữ dội - Ảnh 1.

Theo thông tin dự báo thời tiết mới nhất của Trung tâm dịch vụ thời tiết Mỹ (AccuWeather), vào lúc 1 giờ sáng ngày 8/11/2019, bão Nakri ( bão số 6 khi vào Việt Nam) có sức gió mạnh nhất đạt 111 km/giờ, gió giật 139 km/giờ. Bão số 6 di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 4 km.

Như vậy, với sức gió mạnh nhất 111 km/giờ, bão số 6 có cường độ tương đương một cơn bão Cấp 3 trên thang bão Saffir-Simpson lưu vực Đại Tây Dương (sức gió từ 111–130 km/giờ).

Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia phát bản tin bão trên Biển Đông (cơn bão số 6) vào lúc 9 giờ sáng ngày 8/11 cho hay: Bão số 6 còn có khả năng mạnh hơn trong hai ngày thứ Bảy và Chủ Nhật tuần này (9-10/11).

Dự báo, đến 7 giờ sáng ngày 9/11, vị trí tâm bão số 6 cách đảo Song Tử Tây khoảng 140km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.

24 giờ sau, vào 7 giờ sáng ngày 10/11, vị trí tâm bão số 6 cách bờ biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa khoảng 220km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.

Sau 2 ngày (9-10/11) liên tục đạt đỉnh, bão số 6 sẽ suy yếu dần. Cụ thể, sang ngày 11/11, bão giảm cấp trở thành áp thấp nhiệt đới, với sức gió mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 7. 24 giờ sau, áp thấp nhiệt đới suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực phía Bắc Campuchia.

 Bão số 6 gia tăng sức mạnh, xuất hiện điểm dị thường chung của 1 trận bão dữ dội - Ảnh 2.

Theo thông tin của AccuWeather, tính đến thời điểm 1 giờ sáng ngày 8/11, bão Nakri (bão số 6) di chuyển chậm, mỗi giờ đi được 4 km, nhưng vẫn duy trì/tăng dần sức mạnh.

Ở khu vực Tây Thái Bình Dương, siêu bão Hạ Long ngày 6/11 cũng di chuyển chậm với tốc độ mỗi giờ đi được 7 km.

Vậy, nguyên nhân nào khiến bão số 6 nói riêng và các cơn bão nhiệt đới nói chung đang di chuyển ngày càng chậm?

Vấn đề này đã được rất nhiều nhà khoa học và chuyên gia khí tượng lý giải:

- Còn nhớ siêu bão Cấp 5 Dorian (thuộc lưu vực Đại Tây Dương) hồi đầu tháng 9/2019, tấn công Quần đào Bahamas và nước Mỹ, để lại hậu quả khủng khiếp.

 Bão số 6 gia tăng sức mạnh, xuất hiện điểm dị thường chung của 1 trận bão dữ dội - Ảnh 3.

Hình ảnh tàn phá nặng nề của siêu bão Dorian tại Quần đảo Bahamas hồi tháng 9/2019. Ảnh: Cindy Russell/The New York Times


Khi tấn cônng Quần đào Bahamas, siêu bão Dorian trở thành trận bão mạnh nhất trong lịch sử nước này. Hậu quả: 30 người thiệt mạng, hàng trăm (thậm chí hàng nghìn) người mất tích, AP thông tin ngày 6/9; Hội Chữ Thập Đỏ cho biết 13.000 ngôi nhà tại đảo Grand Bahama và Abaco bị phá hủy và hư hỏng nặng sau khi Dorian đổ bộ; Khoảng 60.000 người dân nước này cần hỗ trợ lương thực, thực phẩm thiết yếu khẩn cấp, Liên Hợp Quốc thông tin.

Washington Post nhận định, siêu bão Dorian còn có thể lập thêm kỷ lục là siêu bão duy trì sức mạnh Cấp 4 và Cấp 5 lâu nhất khi tấn công một địa điểm (Quần đảo Bahamas) kể từ buổi bình minh của kỷ nguyên vệ tinh thời tiết. NGHĨA LÀ bão di chuyển chậm hơn nhưng vẫn duy trì sức mạnh.

- Từ lâu nay, giới chuyên gia khí tượng thế giới rất thận trọng khi đưa ra nhận định về sự gia tăng sức mạnh của các cơn bão gần đây (bất thường về cường độ và số lượng) gắn với vấn đề biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, với những trận siêu bão Cấp 5 liên tục được nhà khí tượng ghi nhận trên thế giới mùa bão 2019 [riêng lưu vực Tây Thái Bình Dương, gồm Biển Đông, đã xuất hiện 5 siêu bão Cấp 5 đo theo thang bão Saffir-Simpson] kèm sức mạnh hủy diệt của chúng đang phù hợp với những tiên liệu sẽ có trong một trận bão dữ ở bối cảnh nóng lên toàn cầu không ngừng gia tăng so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Cơ quan Đánh giá Khí hậu Quốc gia Mỹ (NCA) từng nhận định: Trong bối cảnh khí hậu ấm hơn, các cơn bão đang ngày càng dữ dội, xuất hiện nhiều điểm dị thường (như tăng cấp trong thời gian ngắn, di chuyển chậm...) và có sức tàn phá khủng khiếp hơn. Không khí nóng là nguyên nhân khiến cho bão mạnh hơn, khiến bão di chuyển chậm hơn và gây mưa như trút nhiều hơn.

photo-2

Tiến sĩ James Kossin, Chuyên gia thời tiết của NOAA (Mỹ), nhận định:

Nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C có thể khiến tốc độ dịch chuyển của bão giảm 10% và tăng gấp đôi lượng mưa.

Chuyên gia thời tiết James Kossin thuộc Cục quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), cho biết: "Nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C có thể khiến tốc độ dịch chuyển của bão giảm 10% và tăng gấp đôi lượng mưa".

Những cơn bão (xoáy thuận nhiệt đới) hình thành trên các vùng biển ấm. Chúng tích lũy năng lượng từ hơi nước bốc lên từ bề mặt đại dương.

Đặc điểm của môt xoáy thuận là áp suất thấp ở trung tâm, gió mạnh và cấu trúc mây dông dạng xoắn ốc chứa lượng ẩm lớn. Chúng di chuyển từ biển vào đất liền không theo một quỹ đạo nhất định, thông tin trên Vnreview cho hay.

 Bão số 6 gia tăng sức mạnh, xuất hiện điểm dị thường chung của 1 trận bão dữ dội - Ảnh 6.

Khi di chuyển vào đất liền, bão thường suy yếu rất nhanh vì bị chia cắt với nguồn cấp năng lượng. Đó là lý do tại sao vùng ven biển luôn là nơi phải hứng chịu những cơn gió mạnh và mưa lớn mỗi khi có bão đổ bộ. Ngay cả khi đi sâu vào đất liền, hoàn lưu sau bão cũng có thể gây mưa và lụt cục bộ, Tiến sĩ James Kossin cho biết thêm.

Điều đáng nói là, lưu vực Tây Thái Bình Dương (gồm Biển Đông) vốn có nhiệt độ mặt biển ấm hơn rất nhiều so với các lưu vực khác trên Trái Đất, do đó, Tây Thái Bình Dương còn được xem là 'ổ bão' dữ dội nhất hành tinh.

Nếu sự nóng lên toàn cầu cứ đà tăng như hiện nay (khiến băng tan, không khí nóng thêm) thì tốc độ bão tại lưu vực Tây Thái Bình Dương còn suy giảm mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

Bài viết sử dụng các nguồn: AccuWeather, NPR, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, Vnreview

Theo Trang Ly

Cùng chuyên mục
XEM