Bảng Anh và nhân dân tệ hồi phục mạnh mẽ, USD và vàng cùng nhau quay đầu giảm
Đồng bảng Anh tăng giá trong một phiên giao dịch đầy biến động khi USD giảm so với một số loại tiền tệ và Ngân hàng trung ương Anh (BoE) mua trái phiếu dài hạn để ổn định thị trường.
Bảng Anh tăng 1,4% vào lúc kết thúc ngày 29/9 theo giờ Việt Nam, lên 1,1034 USD/GBP. Lúc đầu phiên, đồng GBP đã giảm sau khi Thủ tướng Liz Truss bảo vệ ngân sách của Chính phủ với kế hoạch cắt giảm thuế.
So với thời điểm đồng GBP chạm mức thấp nhất 37 năm trước đó 3 ngày, đồng tiền này hiện đã tăng 6,4% so với USD.
Sự phục hồi của đồng tiền Anh một phần do hành động của BoE. Hôm thứ Năm (29/9), BoE đã mua 1,415 tỷ bảng Anh (1,55 tỷ USD) trái phiếu chính phủ có kỳ hạn trên 20 năm. Đây là ngày thứ 2 trong chương trình mua trái phiếu trị giá hàng tỷ bảng để ổn định thị trường.
Brian Daingerfield, người phụ trách mảng chiến lược tiền tệ nhóm G10 của công ty NatWest Markets ở Stamford, Connecticut, cho biết: "Bảng Anh đang hoạt động tốt lên và đây là sự tiếp nối từ những gì chúng ta đã thấy ngày hôm qua".
"Ngân hàng Trung ương Anh đã có một động thái khá quyết liệt để ổn định thị trường, và điều đó đang được thị trường tiện tệ hưởng ứng một cách tích cực", ông nói thêm.
Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – kết thúc ngày 29/9 theo giờ Việt Nam giảm 0,1% xuống 112,454, sau khi đã giảm ở phiên liền trước.
Trong khi đó, đồng euro tăng 0,4% so với đồng USD lên 0,9767 USD.
Dữ liệu cho thấy tâm lý đối với lĩnh vực kinh tế trong khu vực đồng euro trong tháng 9 giảm mạnh hơn dự kiến do niềm tin ở cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng đều giảm bởi lo lắng về xu hướng giá cả trong những tháng tới.
Vấn đề trọng tâm nhất cua khu vực trong tháng này là lạm phát ở Đức, với mức tăng lên 10,9%, vượt xa dự báo của thị trường là 10%. Điều đó cho thấy lạm phát ở khu vực đồng euro (19 quốc gia) – dữ liệu sẽ công bố vào thứ Sáu (30/9 – cũng có khả năng vượt mức dự đoán (dự đoán là 9,6%), làm gia tăng khả năng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ nâng lãi suất 75 điểm cơ bản một lần nữa, trong cuộc họp chính sách kỳ tới.
Một số nhà phân tích cho rằng hành động mà ECB dự kiến sẽ làm (tăng lãi suất 75 điểm cơ bản) có thể chỉ thúc đẩy đồng euro trong ngắn hạn.
Stephen Gallo, người phụ trách mảng Chiến lược ngoại hối châu Âu của BMO ở London, cho biết: "Việc tăng lãi suất có thể hỗ trợ đồng tiền chung tăng lên", "Tôi không muốn sở hữu đồng euro chỉ đơn giản là vì ECB đang tăng lãi suất. Tôi muốn sở hữu đồng euro khi đồng đô la Mỹ đạt đỉnh, và khi rõ ràng là lạm phát của khu vực đồng euro đang vượt tầm kiểm soát và ngày càng có những dấu hiệu cho thấy khối này lâm vào một cuộc suy thoái".
So với yen Nhật, USD tăng 0,3% lên 144,525 JPY trong phiên vừa qua.
Nhật Bản tuần trước đã can thiệp để củng cố đồng yên khi đó đang trên đà trượt dốc. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật, Shunichi Suzuki, hôm thứ Năm (29/9) cho biết sự can thiệp gần đây của Nhật Bản vào thị trường tiền tệ đã được tiến hành để điều chỉnh sự méo mó thị trường do các động thái đầu cơ tiền tệ gây ra. Ông báo hiệu sẵn sàng can thiệp một lần nữa nếu tình trạng méo mó đó vẫn còn tiếp diễn.
Đô la Úc Úc, vốn nhạy cảm với những tài sản rủi ro cao, phiên vừa qua giảm 0,6% xuống 0,6483 USD. Một thước đo mới về giá tiêu dùng cho thấy lạm phát hàng năm của Úc đã giảm nhẹ trong tháng 8 so với tháng 7, đem lại hy vọng rằng p lực chi phí có thể gần đạt đến mức đỉnh điểm.
Hầu hết các đồng tiền châu Á mới nổi đều suy yếu so với đồng USD trong phiên vừa qua, với đồng bảng Anh giảm hơn 1%, với việc Thái Lan tăng lãi suất 1/4 điểm phần trăm – được các nhà đầu tư coi là vừa phải để giảm lạm phát đang ở mức cao nhất trong 14 năm .
Đáng chú ý, các nhà phân tích cho biết sự sụt giảm của đồng đô la Mỹ trong phiên vừa qua diễn ra sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc yêu cầu các ngân hàng nhà nước chuẩn bị bán đồng tiền Mỹ để lấy nhân dân tệ.
Đồng nhân dân tệ đã bật tăng trong phiên thứ Năm (29/9) từ mức thấp nhất 14 năm, kết thúc chuỗi 8 phiên liên tiếp giảm, sau khi Ngân hàng trung ương Trung Quốc cảnh báo chống lại hoạt động giao dịch đầu cơ và đặt cược vào thị trường tiền tệ.
Theo đó, nhân dân tệ trên thị trường quốc tế tăng giá thêm khoảng 0,5% lên 7,1280 CNH/USD, sau khi Reuters báo cáo các ngân hàng nhà nước của Trung Quốc đã được yêu cầu tích trữ để can thiệp vào đồng nhân dân tệ.
Trong nước, trên thị trường giao ngay, đồng nhân dân tệ kết thúc phiên 29/9 ở mức 7,2 CNY/USD, tăng 20 pip so với lúc đóng cửa phiên trước đó.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) hôm thứ Tư (28/9) cho biết ổn định thị trường ngoại hối là ưu tiên hàng đầu và nhắc lại rằng đồng nhân dân tệ có cơ sở vững chắc để về cơ bản là ổn định.
Đồng baht đã dẫn đầu những tiền tệ trong khu vực giảm giá so với USD trong phiên vừa qua, giảm xuống 38,45 THB/USD, một mức chưa từng thấy trong hơn 16 năm. Đồng tiền này đã mất khoảng 12,7% từ đầu năm đến nay.
Giám đốc ngân hàng trung ương Thái Lan cho biết ngân hàng này sẵn sàng điều chỉnh tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ nếu cần và sẽ chuẩn bị tổ chức một cuộc họp ngoài chu kỳ nếu cần thiết.
Đồng ringgit của Malaysia và peso PHP của Philippines lần lượt giảm 0,3% và 0,4% so với USD, trong khi đô la Singapore giảm 0,5%, rupee Ấn Độ giảm 0.1%.
Đồng Rupiah tăng nhẹ 0,1% sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2020 vào thứ Tư. Đồng won của Hàn Quốc và đồng đô la Đài Loan tăng 0,1% mỗi loại.
Trên thị trường tiền điệnt tử, Bitcoin giảm giá trong phiên vừa qua, xuống 19.440 USD.
Diễn biến giá Bitcoin ngày 29/9
Giá vàng giảm trong phiên 29/9 do lo ngại về chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed.
Giá vàng giao ngay lúc kết thúc ngày 29/9 theo giờ Việt Nam giảm 0,7% xuống 1.648,39 USD/ounce, đánh dấu ngày tốt nhất kể từ tháng 3. Tuy nhiên, giá vàng kỳ hạn tháng 12 giảm 0,8% xuống 1.657,10 USD.
Tuần này, một số quan chức Fed đã nhắc lại cam kết của ngân hàng trung ương Mỹ là sẽ tăng lãi suất một cách mạnh mẽ để chống lại lạm phát gia tăng. Mặc dù vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát và bất ổn kinh tế, các nhà đầu tư gần đây ưa thích sự an toàn của đồng đô la và Kho bạc Mỹ trong môi trường lãi suất cao.
Tham khảo: Refinitiv, Coindesk