Bàn về thăng trầm cuộc đời, 'vua' cà phê Việt thẳng thắn: Đời mình nghĩ sao thì sẽ thành vậy, người khôn coi THẤT BẠI là tài sản
"Tất cả chỉ là thử thách, phải coi lại những gì mình đang gặp, thất bại chỉ là tạm thời để rèn bản lĩnh. Người khôn là người coi thất bại là tài sản, còn người dại coi thất bại là nỗi sợ hãi", ông Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ vốn xuất thân là sinh viên Khoa Y của Đại học Tây Nguyên. Tuy nhiên, với niềm đam mê với cà phê, ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, ông Vũ đã bắt đầu tìm tòi, nghiên cứu về lĩnh vực này. Ông là người được National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là "Vua cà phê Việt Nam".
Ông luôn mở lòng với người trẻ, đặc biệt là sinh viên; khuyến khích họ khởi nghiệp, sáng tạo, thay đổi bản thân, thay đổi hoàn cảnh gia đình và cống hiến cho đất nước.
Ngoài trả lời thắc mắc về các vấn đề kinh doanh, khởi nghiệp, đầu tư,... ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng thường có những chia sẻ thấm thía về ý chí tinh thần, bản chất hạnh phúc, nhân sinh quan, thế giới quan,... Cuộc đời ông là ẩn số, khiến nhiều người phải tò mò, bàn tàn.
Trong một lần trả lời truyền thông, khi được hỏi: "Với anh, một con người phải đặt ý chí lên hàng đầu và một dân tộc phải đặt tri thức lên hàng đầu?", ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã có câu trả lời đầy đủ, thú vị nhưng không kém phần sâu sắc.
"Vua" cà phê Việt chia sẻ: "Sức mạnh của một quốc gia đầu tiên là phải đo được độ lớn của chí hướng, đó là thành tố quan trọng. Con người cũng giống quốc gia vậy thôi. Thứ hai là cần có sự minh triết, tức là có ánh sáng. Thứ ba là cần sự toàn kết, toàn diện. Ba điều này mới là bản chất chứ không ở quy mô dân số, tài nguyên. Còn nếu không nắm được sức mạnh thực sự để hoạch định thì gần như những nhà hoạch định sẽ đi về phần ngọn.
...Về năng lượng tiêu cực, năng lượng tích cực, mình nghĩ sao thì sẽ thành như vậy, cái đó là luật hấp dẫn của tạo hoá. Nếu mình nghĩ tích cực thì đời mình sẽ tích cực, mình nghĩ tiêu cực thì đời mình tiêu cực. Vậy tại sao không nghĩ tích cực và nghĩ lớn? Khi ở điểm xuất phát, mình nghĩ lớn thấy điều kiện thực hiện sẽ áp lực ghê gớm, phải chịu điều đó sẽ trưởng thành.
Tất cả chỉ là thử thách, phải coi lại những gì mình đang gặp, thất bại chỉ là tạm thời để rèn bản lĩnh. Người khôn là người coi thất bại là tài sản, còn người dại coi thất bại là nỗi sợ hãi".
Cách suy nghĩ giúp đời trở nên tích cực của ĐH Harvard
1. Hãy biết ơn: Hãy chậm lại, nhìn xung quanh và chú ý đến từng chi tiết nhỏ trong cuộc sống: Bông hoa tím mỏng manh trên vỉa hè, cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp, nụ cười trong mắt người bạn đời,… Khi bạn có một trái tim biết ơn, trân trọng vẻ đẹp, sự kỳ diệu và phước lành của cuộc sống, bạn sẽ tự động tràn ngập hạnh phúc.
2. Hãy chọn bạn bè một cách khôn ngoan: Yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến hạnh phúc cá nhân là mối quan hệ giữa con người với nhau. Vì vậy, nếu bạn muốn hạnh phúc, hãy chọn ở bên những người lạc quan, những người có thể khiến cuộc sống của bạn phong phú và ý nghĩa hơn.
3. Trau dồi lòng từ bi: Khi cố gắng đặt mình vào vị trí của người khác, chúng ta có nhiều khả năng xử lý tình huống đó bằng lòng trắc ẩn, khách quan và hiệu quả.
4. Tiếp tục học hỏi: Học tập giúp chúng ta trẻ trung và ước mơ giúp chúng ta tồn tại. Khi sử dụng bộ não hiệu quả, chúng ta sẽ ít có khả năng chìm đắm trong những suy nghĩ không vui và thấy hạnh phúc và thỏa mãn hơn.
5. Làm những gì bạn yêu thích: Vì chúng ta dành hơn 1/3 cuộc đời trưởng thành để làm việc nên việc yêu thích có tác động rất lớn đến hạnh phúc chung. Hãy cố gắng tìm kiếm niềm vui và ý nghĩa trong công việc hiện tại của bạn hoặc nuôi dưỡng một sở thích liên quan đến việc làm điều gì đó bạn yêu thích.
6. Cười thường xuyên: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành động đơn giản là cong khóe miệng có thể làm tăng cảm giác hạnh phúc của bạn. Vì thế hãy cố gắng tìm sự hài hước và tiếng cười trong những khó khăn hàng ngày của cuộc sống.
7. Thực hành sự tha thứ: Sự oán giận và tức giận là những hình thức tự trừng phạt. Khi bạn tha thứ, thực ra bạn đang thực hành lòng tốt với chính mình. Và quan trọng nhất là học cách tha thứ cho chính mình. Ai cũng mắc sai lầm. Chính nhờ những sai lầm mà chúng ta học hỏi và trưởng thành hơn.
8. Nói lời cảm ơn thường xuyên: Hãy luôn trân trọng những điều may mắn trong cuộc sống của bạn. Và điều quan trọng không kém là bày tỏ lòng biết ơn của bạn đối với những người đã làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn theo cách nào đó, dù lớn hay nhỏ.
9. Hãy lạc quan: Đối với những người hạnh phúc, chiếc ly luôn đầy một nửa. Nếu bạn có xu hướng tưởng tượng ra tình huống xấu khi đối mặt với thử thách, hãy rèn luyện bản thân để đảo ngược xu hướng đó. Hãy tự hỏi bản thân điều gì tốt có thể đến hoặc bạn có thể học được gì từ nó. Sự lạc quan chắc chắn sẽ mang lại thành công và hạnh phúc.
10. Yêu thương vô điều kiện: Không ai là hoàn hảo. Chấp nhận bản thân cho tất cả những điểm không hoàn hảo của bạn và làm như vậy với cả người khác.
11. Đừng bỏ cuộc: Những dự án chưa hoàn thành và những thất bại lặp đi lặp lại chắc chắn sẽ làm khiến bạn nản lòng. Đừng bỏ cuộc cho đến khi bạn thành công. Hãy nhớ rằng, thất bại chỉ là tạm thời nhưng nếu bỏ cuộc là thất bại vĩnh viễn.
12. Cố gắng hết sức rồi buông tay: Mọi người đều có những hạn chế và mọi thứ không phải lúc nào cũng diễn ra như những gì chúng ta mong muốn. Khi bạn đã làm hết sức mình, bạn sẽ không phải hối tiếc.
13. Hãy chăm sóc bản thân: Một cơ thể khỏe mạnh là chìa khóa của hạnh phúc. Nếu sức khỏe kém thì dù có cố gắng đến mấy cũng khó có được hạnh phúc. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn ăn uống đầy đủ, tập thể dục và tìm thời gian để nghỉ ngơi. Hãy chăm sóc tốt cho cơ thể, tâm trí và tinh thần của bạn.
14. Trao đi: Theo Harvard, khi mọi người làm điều tốt, bộ não của họ sẽ hoạt động tích cực trong trung tâm khen thưởng. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi những người quan tâm đến người khác nhiều hơn sẽ hạnh phúc hơn những người ít quan tâm đến người khác.