Bạn nghĩ rằng mình không phải tuýp người đa nhiệm? Đừng lo, khoa học về bộ não sẽ chỉ ra cách để làm nhiều việc cùng một lúc mà vẫn cực kỳ hiệu quả

04/02/2021 21:52 PM | Kinh doanh

Bạn hoàn toàn có thể làm 2 việc cùng một lúc.

Những ngày này, cuộc sống của bạn giống như một mớ bòng bong với nhiều vai trò hơn sức tôi có thể đảm đương: chồng, cha, nhân viên, nhà văn tự do. Bạn đang cố gắng dành thời gian cho bản thân, nhưng dường như không thể.

Đó là lý do tại sao ý tưởng làm nhiều việc cùng một lúc có vẻ ngày càng hấp dẫn. Tôi biết làm nhiều việc cùng một lúc không tốt. Tôi đã đọc các nghiên cứu và biết rằng nó làm giảm chỉ số IQ và cản trở sự sáng tạo. Nhưng lúc nào cũng không tốt? Sau khi xem qua khoa học não bộ, tôi nhận thấy ra một cách để làm hiệu quả hai việc cùng một lúc.

Đây là những điều cần biết: Bạn có thể làm hai việc cùng một lúc, nhưng bạn chỉ có thể tập trung vào một việc tại một thời điểm. Ví dụ, hãy thử nghe sách nói trong khi gọi điện thoại. Tôi có thể đảm bảo rằng nếu bạn thực sự lắng nghe người bên kia đầu dây, bạn sẽ bỏ lỡ những ý chính của cuốn sách. Nhưng bạn có thể nghe sách nói trong khi đi mua hàng tạp hóa, và bạn có thể sẽ nghe được trọn vẹn cuốn sách.

Trong cuốn sách Tư duy, Nhanh và Chậm (Thinking, Fast and Slow), Daniel Kahneman đã trình bày chi tiết cách bộ não của chúng ta có hai cơ chế xử lý: một hệ thống cũ hơn, nhanh hơn, "tự động" và một hệ thống mới hơn, hợp lý hơn, được "kiểm soát". Kahneman gọi chúng là Hệ thống 1 (tự động) và Hệ thống 2 (được điều khiển).

Trong The Happiness Hypothesis, nhà tâm lý học Jonathan Haidt mô tả sự khác biệt chính của "xử lý tự động" và "xử lý có kiểm soát" là do làm nhiều việc cùng một lúc:

Quá trình xử lý có kiểm soát bị hạn chế - chúng ta chỉ có thể suy nghĩ có ý thức về một việc tại một thời điểm - nhưng các công việc tự động có thể chạy song song và xử lý nhiều tác vụ cùng một lúc. Nếu tâm trí thực hiện hàng trăm việc mỗi giây, tất cả (trừ một) đều được xử lý tự động.

Nếu bạn định làm hai việc cùng một lúc, chúng không thể dùng cùng một nguồn nhận thức vì hệ thống được kiểm soát chỉ có thể xử lý một việc tại một thời điểm. Trong cuốn sách Indistractable, Nir Eyal đã gọi làm nhiều việc cùng một lúc là: "đa nhiệm đa kênh". Đó là khi bạn kết hợp làm một nhiệm vụ tập trung với một nhiệm vụ tự động. Vài ví dụ:

- Có một cuộc họp khi đang đi bộ (đi bộ thực sự có thể nâng cao tư duy sáng tạo của chúng ta);

- Nghe podcast trong khi nấu ăn;

- Vừa tập máy chạy bộ vừa nhái lại băng ghi âm.

Những nhiệm vụ tự động sẽ liên quan đến làm việc cơ thể. Hầu như các chuyển động của cơ thể được điều chỉnh bởi hệ thống tự động, đặc biệt là khi bạn đang thực hiện một công việc quen thuộc hoặc thường ngày.

Vậy làm cách nào để biết chắc chắn liệu bạn đã chọn hai tác vụ phù hợp để làm cùng lúc hay chưa? Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau: Đầu tiên, bạn có thể làm cả hai việc cùng một lúc nhưng vẫn đảm bảo dành sự quan tâm hợp lý cho mỗi việc không? Nếu bạn "chuyển đổi" từ việc này sang việc khác, có nghĩa là bạn đang lãng phí nguồn nhận thức quý giá của mình và tốt hơn là bạn nên ngừng những công việc không cần thiết. Đó là lý do tại sao bạn nên đóng các tab. Bạn cũng không nên cố gắng viết và chỉnh sửa tác phẩm của mình cùng một lúc. Hãy viết nháp trước, sau đó chuyển sang chế độ chỉnh sửa và tinh chỉnh nó.

Một câu hỏi hữu ích khác: Cả hai nhiệm vụ có yêu cầu ngôn ngữ không? Nếu một nhiệm vụ yêu cầu bạn nói, nghe hoặc viết, não của bạn sẽ tham gia vào quá trình xử lý có kiểm soát. Do đó, nếu bạn cố gắng xem một chương trình trong khi viết báo cáo, cả hai nhiệm vụ sẽ bị ảnh hưởng và không có hiệu quả.

Làm nhiều việc cùng một lúc không phải lúc nào cũng không tốt - bạn chỉ cần đảm bảo các điều kiện phù hợp. Nếu bạn cảm thấy mình đang căng thẳng, hãy chỉ làm một việc. Hoặc đơn giản là nghỉ ngơi.

Mai Phương

Cùng chuyên mục
XEM