Bài toán tài chính thú vị ở Đạm Phú Mỹ: Tại sao nắm giữ "két tiền" quy mô gần 9.000 tỷ đồng mà vẫn phải đi vay?

03/02/2023 14:04 PM | Kinh doanh

Không chỉ doanh thu và lợi nhuận lập kỷ lục, lượng tiền mặt của Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí - CTCP (mã: DPM) đến ngày 31/12/2022 đạt gần 9.000 tỷ đồng, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, chiếm tới 66% tổng tài sản ngắn hạn của công ty.

Bài toán tài chính thú vị ở Đạm Phú Mỹ: Tại sao nắm giữ "két tiền" quy mô gần 9.000 tỷ đồng mà vẫn phải đi vay? - Ảnh 1.

Báo cáo tài chính quý 4 cho thấy đến cuối 2022, lượng Tiền nắm giữ của Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí - CTCP (mã: DPM) lên tới 8.964 tỷ đồng , trong đó:

- Tiền mặt và gửi ngân hàng trị giá 308 tỷ

- Các khoản tương đương tiền : 1.576 tỷ

- Tiền gửi có kỳ hạn còn lại (trên 3 tháng dưới 12 tháng) : 7.080 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối năm 2022, tiền của DPM đang chiếm tới 66% tổng tài sản ngắn hạn và chiếm 50% tổng tài sản doanh nghiệp. Xét về số tuyệt đối, đây là năm đầu tiên, DPM có nhiều "tiền" cuối năm đến vậy nhưng xét về tỷ trọng trên tổng tài sản ngắn hạn, ông lớn này luôn có tỷ lệ Tiền/TSNH chiếm trên 60% (trừ năm 2018 là 52%) và thậm chí lên tới 77% vào năm 2013.

Bài toán tài chính thú vị ở Đạm Phú Mỹ: Tại sao nắm giữ "két tiền" quy mô gần 9.000 tỷ đồng mà vẫn phải đi vay? - Ảnh 2.

Tổng hợp BCTC hợp nhất DPM

Nhiều tiền như vậy nhưng phía bên kia bảng cân đối, DPM vẫn đang vay nợ. Cụ thể, dư nợ vay ngắn hạn của DPM cuối năm 2022 là 202 tỷ đồng, dư nợ vay trung dài hạn là 505 tỷ đồng, giảm 195 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

Bài toán tài chính thú vị ở Đạm Phú Mỹ: Tại sao nắm giữ "két tiền" quy mô gần 9.000 tỷ đồng mà vẫn phải đi vay? - Ảnh 3.

Tổng hợp BCTC hợp nhất DPM

Nhìn vào lịch sử trong 10 năm trở lại đây có thể thấy, DPM đã từng gần như không sử dụng vốn vay, đặc biệt là vốn vay ngắn hạn với dư nợ rất thấp vào giai đoạn 2013-2016.

Từ năm 2017, dư nợ trung hạn của DPM tăng đột biến, nguyên nhân do đầu tư vào dự án nâng công suất phân xưởng NH3 của nhà máy đạm Phú Mỹ và xây dựng nhà máy sản xuất phân bón NPK công nghệ hóa học do Tổng Công ty làm chủ đầu tư.

Tổng Công ty đã thế chấp toàn bộ nhà xưởng, máy móc, thiết bị thuộc dự án để đảm bảo cho khoản vay trên. Giá trị còn lại thời điểm 31/12/2021 (được kiểm toán) là 2.079 tỷ đồng, tương ứng với dư nợ trung hạn còn lại 700 tỷ đồng.

Tại ngày 31/12/2021, tổng số tiền vay đã được giải ngân là 830 tỷ đồng (làm tròn) và hơn 15 nghìn đô la Mỹ từ NHTMCP Đại chúng Việt Nam. Cho đến nay, DPM cũng chỉ có một khoản vay trung dài hạn đầu tư dự án này và dư nợ đang giảm dần mỗi năm theo lịch trả nợ.

Về khoản vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động, thoạt nhìn, dư nợ vào thời điểm cuối năm gần như không biến động nhiều từ 2018 đến nay, ở mức trên dưới 200 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nếu xem xét chi tiết thuyết minh BCTC sẽ thấy, mặc dù DPM có hạn mức tín dụng ở 3 nhà băng Vietinbank, Vietcombank, BIDV nhưng đều vay - trả luân chuyển trong năm, cuối kỳ gần như không để (hoặc để rất ít) số dư. Con số tương đối ổn định thể hiện trên Bảng cân đối kế toán là nợ dài hạn đến hạn trả trong vòng 12 tháng chuyển sang Vay nợ ngắn hạn.

Bài toán tài chính thú vị ở Đạm Phú Mỹ: Tại sao nắm giữ "két tiền" quy mô gần 9.000 tỷ đồng mà vẫn phải đi vay? - Ảnh 4.

Trích BCTC hợp nhất DPM năm 2020

Bài toán tài chính thú vị ở Đạm Phú Mỹ: Tại sao nắm giữ "két tiền" quy mô gần 9.000 tỷ đồng mà vẫn phải đi vay? - Ảnh 5.

Trích BCTC hợp nhất DPM năm 2021

Chi phí lãi vay của DPM năm 2022 chỉ ở mức 65 tỷ đồng, giảm khoảng 4 tỷ đồng so với năm 2021 nhờ tổng dư nợ giảm. Chiều ngược lại, doanh thu tài chính DPM đạt 365 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2021, nhờ tổng lượng tiền gửi bình quân tăng.

Theo An Vũ

Cùng chuyên mục
XEM