Bài phát biểu đặc biệt của hiệu trưởng ở Mỹ trước thềm năm học mới, cha mẹ Việt đọc xong gật gù tâm đắc

05/09/2019 06:50 AM | Sống

Thay vì cho trẻ làm quen với lớp học mới, gặp gỡ giáo viên và bạn bè thì hiệu trưởng một trường học tại Mỹ đã là một việc hết sức bất ngờ thu hút được sự chú ý đặc biệt của chính các vị phụ huynh.

Tại Mỹ, theo thông lệ, trước khi bắt đầu năm học mới, các trường sẽ cho trẻ làm quen với lớp học mới, chương trình giảng dạy mới, gặp gỡ các giáo viên và bạn học. Bên cạnh đó, trường cũng chuẩn bị một số bài giảng cho phụ huynh, bao gồm các ghi chú của học kỳ mới, an ninh mạng, ngăn chặn bắt nạt học đường... Đôi khi liên quan đến một số xu hướng giáo dục của Mỹ, những nỗ lực mà nhà trường và phụ huynh cần phải làm.

Nhưng một vị hiệu trưởng đã gây ngạc nhiên khi việc đầu tiên ở trường học là bài chia sẻ về việc "tò mò" của trẻ. Và bài chia sẻ đó đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các phụ huynh. Tại sao thầy hiệu trưởng lại nhấn mạnh đến sự cần thiết của "tò mò" của học sinh? Chúng tôi xin trích dẫn bài phát biểu của thầy:

Bài phát biểu đặc biệt của hiệu trưởng ở Mỹ trước thềm năm học mới, cha mẹ Việt đọc xong gật gù tâm đắc - Ảnh 1.

Sự tò mò vô cùng quan trọng với trẻ nhỏ.


"Sự tò mò" nghe có vẻ hơi tưởng tượng và khó định lượng, nhưng nó rất, rất quan trọng. Tất cả sự đổi mới và tiến bộ của con người đến từ sự tò mò, từ việc thám hiểm vũ trụ đến những chiếc xe tự lái, đều không có ngoại lệ. 

Sự tò mò đã trở thành một trong những tiêu chí lựa chọn quan trọng đối với nhiều trường đại học nổi tiếng. Sally Champagne, nhân viên tuyển sinh của Đại học Harvard từng nói: "Điểm thi chỉ là điểm khởi đầu để nhân viên tuyển sinh xem xét. Sự tò mò quan trọng hơn điểm tốt". 

Nhân viên tuyển sinh tại Đại học Stanford cũng cho biết: "Đại học là một công viên giải trí về kiến thức. Chúng tôi hy vọng rằng những sinh viên đến sẽ không chỉ thích đi tàu lượn siêu tốc, mà sẽ thử các dự án khác nhau sau khi vào đây. Chúng tôi hy vọng rằng sinh viên này có kỹ năng đặc biệt, nhưng điều cơ bản nhất là tò mò về thế giới". 

Tại sao sự tò mò lại quan trọng? Bởi vì nó là hạt giống khuyến khích con người học tập tích cực. Nhiều người có thể tiếp tục học hỏi suốt đời là bởi vì họ có nhiều sự tò mò hơn những người khác, họ muốn biết mọi thứ. 

Tuy nhiên, một vấn đề rất nghiêm trọng là sự tò mò của thế hệ trẻ em ngày nay đang giảm mạnh. Điều này đã dẫn đến hậu quả: nhìn bề ngoài, trẻ có thể học tốt ở tất cả các môn học nhưng động lực và sự nhiệt tình đối với việc học giảm đi, đặc biệt là khi tách rời trường học, giáo viên và phụ huynh. Vì thiếu tò mò, học tập chỉ là một công việc thường xuyên phải làm". 

Từ bài phát biểu trên của thầy hiệu trưởng, cha mẹ sẽ đặt ra câu hỏi: "Vậy làm thế nào để khơi dậy và duy trì sự tò mò của trẻ?"

Theo thống kê, trẻ em mẫu giáo phải hỏi trung bình 100 câu hỏi mỗi ngày, nhưng khi chúng đi học trung học, lượng câu hỏi ngày một ít đi. Bắt đầu từ mẫu giáo, khi trẻ trả lời đúng một câu hỏi, giáo viên, phụ huynh sẽ hoan nghênh nhiệt tình: Tuyệt vời! Làm tốt lắm! Tốt và khen thưởng các ngôi sao nhỏ. Đứa trẻ khi đó sẽ cảm thấy được sự khích lệ và có động lực nhưng theo thời gian, chúng sẽ mất hứng thú với câu hỏi. Và sự tò mò bắt đầu giảm dần.

Để khắc phục tình trạng này, giáo viên và phụ huynh phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với con. Bạn phải khuyến khích trẻ tìm hiểu các vấn đề xung quanh mình. Ngay cả khi không thể trả lời chúng, bạn phải thể hiện thái độ tích cực và đánh giá cao con trẻ.

Bài phát biểu đặc biệt của hiệu trưởng ở Mỹ trước thềm năm học mới, cha mẹ Việt đọc xong gật gù tâm đắc - Ảnh 2.

Trẻ em mẫu giáo phải hỏi trung bình 100 câu hỏi mỗi ngày, nhưng khi chúng đi học trung học, lượng câu hỏi ngày một ít đi.


Trong khi đó, khi đến tuổi tiếp thu kiến thức ở trường, học sinh đối mặt với rất nhiều bài kiểm tra với những đáp án mẫu theo chuẩn định sẵn. Điều này vô hình mang đến cho trẻ thông điệp không cần suy nghĩ để tìm đáp án với hướng đi khác. Theo thời gian, sự tò mò của trẻ sẽ dần bị bào mòn bởi "đáp án mẫu".

Với tình huống này, phụ huynh không thể làm gì nhiều trừ phi thay đổi toàn bộ hệ thống giáo dục. Trong hai năm qua, Mỹ đã dần điều chỉnh tỷ lệ học tập/kiểm tra tiêu chuẩn để dần loại bỏ những câu trả lời theo mẫu nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh.

Do đó, đối với trẻ từ lứa tuổi tiểu học trở đi, khuyến khích trẻ tò mò một cách thiết thực và có ý nghĩa nhất là cung cấp cho trẻ em các tài nguyên học tập với kiến thức rộng, đa dạng và đa văn hóa. Nếu ở trường học, thì cách thầy cô giáo chính là người khơi gợi sự tò mò cho học sinh. Còn trong gia đình, cha mẹ nên là những phụ huynh thông thái để gợi trí tưởng tượng, tò mò cho con thông qua các câu hỏi hoặc các hoạt động khám phá.

Không phải ngẫu nhiên mà Albert Einstein nói: "Tôi không đặc biệt thông minh hay tài năng, tôi chỉ rất tò mò". Nói vậy là bạn đã hiểu sự tò mò có giá trị như thế nào đối với mỗi con người. Điều quan trọng là bạn hãy biết cách khơi dậy và duy trì sự tò mò đó cho đứa con của mình.

Theo Hải Yến

Cùng chuyên mục
XEM