Bài học lớn nhất cuộc đời Steve Jobs hoá ra lại có được nhờ 12 năm bị đuổi khỏi Apple
“Công việc của bạn sẽ chiếm một phần lớn cuộc sống của bạn, và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin là tuyệt vời. Và cách duy nhất để làm những công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn đang làm. Nếu bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng an phận. Dành cả trái tim để biết được là bạn đã tìm thấy công việc đó hay chưa." Theo Steve Jobs, đây là bài học quan trọng nhất trong cuộc đời ông.
Năm 1985, chưa đầy 10 năm sau khi ông thành lập Apple, Steve Jobs (về cơ bản) đã bị sa thải. Ông bị đuổi ra ngoài. Ở tuổi 30, cuộc sống của ông bị đảo lộn và ông cần phải bước tiếp công việc kinh doanh duy nhất ông từng biết. Jobs buộc phải từ chức khi CEO John Sculley, cảm thấy Apple cần phải được tổ chức lại và thay đổi cơ cấu. Ông thấy Jobs không khả quan trong kế hoạch tương lai của công ty.
Vì vậy, ông phải ra đi. Ra đi một cách nổi tiếng.
Phải mất gần 12 năm trước khi Jobs trở lại công ty mà ông bắt đầu. Ngay sau khi trở lại vào năm 1997, Jobs đã đưa Apple vào cách mạng hóa hoàn toàn máy tính cá nhân, di động và thay đổi cách chúng ta tiêu thụ thông tin. Ngày nay, chúng ta biết Jobs với tư cách là một trong những người khổng lồ của công nghệ, của Thung lũng Silicon và là một huyền thoại của Apple.
Tuy nhiên, bài học lớn nhất mà chúng ta có thể lượm lặt được từ cuộc đời của Steve Jobs chính là bài học mà ông đã học được trong thời gian gần 12 năm gián đoạn ở Apple.
Người đàn ông mà chúng ta xem là một trong những CEO và lãnh đạo thành công nhất trong lịch sử kinh doanh kiếm được nhiều tiền nhất lại có một thất bại đáng kinh ngạc, đáng xấu hổ.
Thất bại này ảnh hưởng sâu sắc đến cách ông suy nghĩ, và cách ông đổi mới và sử dụng công nghệ làm công cụ của mình để thay đổi cách sống của hàng tỷ người.
Sự tái tạo của một Titan
"Lúc đầu tôi không nhận ra, nhưng rồi hoá ra việc bị đuổi khỏi Apple là điều tốt nhất đã từng xảy ra với tôi." - Steve Jobs
Trong thời gian rời xa Apple, Jobs đã thành lập NeXT, một công ty phát triển máy trạm, và sau đó tài trợ cho Pixar và giúp hãng phim hoạt hình phát triển theo cấp số nhân. Sau đó, ông trở thành chủ tịch và là giám đốc điều hành sản xuất cho bộ phim ăn khách, Toy Story (Câu chuyện đồ chơi)
Thay vì hờn dỗi và để thất bại làm bản thân thất vọng, Jobs đã tạo ra một cơ hội giúp mình làm mới và sử dụng tài năng của mình để phát triển hai tổ chức khác. Jobs thực sự yêu thích những gì ông đã làm và sở hữu tầm nhìn sáng tạo và đổi mới. Ông từ chối xếp hạng nhì. Ông không chấp nhận việc thất bại. Ông không bao giờ ngồi không.
Ông làm việc mỗi ngày với lĩnh vực mà mình quan tâm, điều đó làm cho việc nói chuyện, tiếp thị và bán hàng trở nên dễ dàng hơn nhiều. Jobs là một thiên tài tiếp thị và ông đã có thể tiếp thị với sự thông minh của mình bởi vì ông thích những gì ông đang làm. Ông trở lại với một phiên bản tốt hơn bao giờ hết bởi vì ông biết mình cái mình muốn tạo ra cho thế giới là một sản phẩm ưu việt mà mọi người sẽ yêu thích.
Tiếp tục nghiên cứu
"Công việc của bạn sẽ chiếm một phần lớn cuộc sống của bạn, và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin là tuyệt vời. Và cách duy nhất để làm những công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn đang làm. Nếu bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng an phận. Dành cả trái tim để biết được là bạn đã tìm thấy công việc đó hay chưa." - Steve Jobs
Tất cả sự đổi mới, thiên tài và chuyên môn tiếp thị mà Steve Jobs mang đến cho Apple đều được sinh ra từ những bài học cuộc sống quý giá mà ông được rèn giũa giữa những thách thức và nghịch cảnh. Jobs cuối cùng đã trở thành một người rất giàu có và thành công vì ông buộc mình phải nghĩ về nội tại và xác định làm thế nào để mình có thể trở nên tốt hơn. Ông không bao giờ ngừng đổi mới - lần này, ông đã học được một bài học để phát triển cả về chuyên môn và cá nhân.
Ông đã hàn gắn một số mối quan hệ cá nhân trong cuộc sống của mình, cả với người bạn đời cũ và con cái. Sau đó, ông đã tái hôn trong khoảng thời gian rời xa Apple và tiếp tục sự phát triển của mình để trở thành một người đàn ông hoàn hảo hơn.
Ông tiếp tục tìm kiếm, tiếp tục nghiên cứu và coi sự phát triển cá nhân là một nhiệm vụ suốt đời. Người ta có thể gắn mác ông là một người bị sa thải khỏi Apple cho đến hết đời. Nhưng thay vào đó, Jobs đã tận dụng thời điểm này và biến nó thành khoảng thời gian phát triển bản thân. Đây là bài học lớn nhất của Jobs. Và đây là điều mà chúng ta phải chú ý trong cuộc đời của mình.
Một câu nói nổi tiếng của Jobs trong buổi Khai Giảng ở Đại học Stanford vào năm 2005:
"Bạn không thể kết nối các điểm khi nhìn về tương lai; bạn chỉ có thể kết nối chúng khi đã trải qua. Bởi vậy, hãy tin rằng: những điểm, những gì bạn làm hiện tại sẽ kết nối với nhau theo một cách nào đó trong tương lai. Bạn phải tin vào một thứ gì đó như sự quyết tâm, vận mệnh, cuộc sống, nhân quả, bất cứ cái gì. Bởi vì tin rằng những điều này sẽ kết nối với nhau sẽ giúp bạn tự tin đi theo tiếng gọi của trái tim, ngay cả khi nó dẫn bạn ra khỏi con đường mòn. Và đó là điều sẽ tạo nên sự khác biệt."