Bạch tuộc rất thông minh, chúng có thể trở thành ứng cử viên vị trí "thống trị Trái Đất" khi con người không còn nữa

11/07/2021 08:50 AM | Sống

Mặc dù có nhiều xúc tu với nhiều giác hút, không có xương, bạch tuộc có mắt, não và trí tò mò y hệt chúng ta.

Tổ tiên gần nhất mà chúng ta có chung với loài bạch tuộc đã tồn tại 500 triệu năm trước. Tại sao chúng vừa có nhiều điểm giống người lại vừa có nhiều điểm giống “người ngoài hành tinh” vậy? Mặc dù có nhiều xúc tu với nhiều giác hút, không có xương, bạch tuộc có mắt, não và trí tò mò y hệt chúng ta.

Trong sử sách cũng như những nghiên cứu về hành vi, trí thông minh của bạch tuộc luôn có một vị trí nhất định. Chúng có khả năng nhận thức qua các cơ chế tiếp nhận, xử lý, biến đổi, ghi nhớ thông tin và đưa ra quyết định hành động.

Bạch tuộc rất thông minh, chúng có thể trở thành ứng cử viên vị trí thống trị Trái Đất khi con người không còn nữa - Ảnh 1.

Từ góc nhìn hành vi học, khả năng thích nghi và điều chỉnh hành vi cho phù hợp với hoàn cảnh mới của một cá thể là một dấu hiệu nhận biết khả năng nhận thức tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy bạch tuộc có khả năng linh hoạt trong hành vi cao, bất kể ở môi trường bản địa hay trong phòng thí nghiệm.

Tại sao chúng lại thông minh đến vậy?

Đầu tiên, hãy xem xét cơ chế phòng thủ của bạch tuộc. Khi gặp nhiều thú săn mồi bao gồm các loài chim, cá biển, cá voi hay cá mập, bạch tuộc trở thành một chuyên gia ngụy trang. Chúng có thể mô phỏng lại môi trường bằng cách đổi màu và bề mặt da.

Do không có vỏ, bạch tuộc rất dễ tổn thương và thường trốn trong các khoảng trống dưới các hòn đá hay khe nứt. Một số loài bạch tuộc còn biết cải tạo "nhà" bằng cách bỏ cát đi và gắn các hòn ngọc, sỏi lên. Một số thích nằm lười một chỗ, một số mang theo cả nhà khi di chuyển, đặc biệt là loài ‘bạch tuộc dừa’. Đúng như tên gọi, lúc nào chúng cũng mang theo một vỏ dừa theo, đề phòng nguy hiểm có thể trốn vào trong tích tắc.

Bạch tuộc cũng là một thợ săn đáng gờm, và cơ chế tấn công phù hợp với nhiều loại con mồi bao gồm sò, cá, sứa, các loài giáp xác. Chúng có thể sử dụng thị giác và khả năng ngụy trang bậc thầy đẻ săn mồi, dùng các xúc tu để khám phá, nếm, cảm nhận môi trường xung quanh.

Bạch tuộc cũng là một thợ săn sành sỏi. Chúng có thể kết hợp với các loài khác để tìm các con mồi ẩn nấp. Chúng biết tránh các loài cua độc và tìm cách tấn công mà không bị chích.

Bạch tuộc sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để ăn các con mồi có vỏ như sò và giáp xác, hoặc mở chúng bằng lực hay lấy đá chèn ở giữa để giữ cho vỏ mở ra, thậm chí là khoan thủng vỏ để bơm chất độc vào khiến con mồi tự hiến mình.

Bạch tuộc rất thông minh, chúng có thể trở thành ứng cử viên vị trí thống trị Trái Đất khi con người không còn nữa - Ảnh 2.

Không xương nhưng lại có não

Chúng ta có thể đánh giá khả năng nhận thức của bạch tuộc qua các bài kiểm tra. Trong phòng thí nghiệm EthoS, các nhà khoa học đang nghiên cứu trí nhớ và khả năng lên kế hoạch của chúng.

Sức mạnh phi thường của chúng cho phép bạch tuộc dễ dàng phá hủy thiết bị như camera chống nước. Chúng có thể tìm cách mở ra và cho camera ngấm nước để phá hoại. Và vì bạch tuộc không có xương, chúng có thể dễ dàng trốn thoát qua những khe hở nhỏ nhất. Chúng rất tò mò và thường dành thời gian để mày mò bất kỳ thứ gì chúng được cho.

Tác vụ mở nắp lọ thường được áp dụng để thể hiện trí thông minh thần đồng của bạch tuộc, tuy nhiên đây không phải kỹ năng đáng nể nhất mà bạch tuộc có. Chúng có thể mò ra cách xoay để đưa một vật thể hình chữ L qua một khe hở nhỏ.

Bạch tuộc cũng có khả năng học hỏi chọn lọc rất tốt. Khi được chọn giữa hai vật, chúng có khả năng lưu giữ thông tin về lựa chọn trong nhiều tháng. Chúng cũng thể hiện khả năng hình thành quá trình tư duy phức tạp, trong đó chúng phải áp dụng quy luật vừa được học trong tác vụ mới. Ngoài ra bạch tuộc có thể thay đổi quyết định dựa trên ngữ cảnh. Chúng có thể nhận biết không gian, tìm lại các chỗ trú thông qua ghi nhớ về vị trí.

Cuối cùng, chúng cũng có thể học thông qua quan sát các cá thể khác thực hiện tác vụ. Điều này khá bất ngờ vì chúng thích sống trong sự cô tịch.

Thông minh, nhưng chưa phải là nhất

Bạch tuộc đạt mọi tiêu chí đánh giá về khả năng thông minh: khả năng thu thập thông tin linh hoạt, học hỏi, xử lý thông tin, ghi nhớ và thích nghi tùy hoàn cảnh. Dù vậy, phản ứng của chúng khá thất thường, đặc biệt trong các tác vụ phân biệt hình ảnh, với độ chính xác chỉ 80% trong khi các loài khác hoàn thành 100%.

Chúng có thể rất lanh lợi, nhưng cũng chỉ như mấy cậu học trò ranh ma mà thôi. Nếu coi nhóm các loài mực nang là lớp học thì mực cuttlefish mới đứng đầu lớp. Mực cuttlefish tuy không phổ biến nhưng hiện là chủ đề nghiên cứu của nhiều dự án lớn. Chúng có khả năng học hỏi những quy luật phức tạp và áp dụng một cách hoàn hảo.

Theo Conversation

Kushman

Cùng chuyên mục
XEM