Bác sĩ đầu tiên trên thế giới tìm ra kháng sinh trong bom đạn

29/03/2024 23:05 PM | Sống

Alexander Fleming là bác sĩ và nhà vi khuẩn học phát hiện ra thuốc kháng sinh penicillin, mở đường cho cách dùng kháng sinh trong chăm sóc sức khỏe hiện đại.

Bác sĩ đầu tiên trên thế giới tìm ra kháng sinh trong bom đạn - Ảnh 1.

Alexander Fleming sinh năm 1881, ở Ayrshire, Scotland trong một gia đình nông dân có bốn người con. Ông theo học tại trường Louden Moor, trường Darvel và Học viện Kilmarnock trước khi chuyển đến London vào năm 1895, nơi ông ấy sống với anh trai mình. Tại London, Alexander Fleming hoàn thành chương trình giáo dục cơ bản tại Đại học Bách khoa Regent Street (nay là Đại học Westminster). (Ảnh: Wikipedia)

Bác sĩ đầu tiên trên thế giới tìm ra kháng sinh trong bom đạn - Ảnh 2.

Alexander Fleming bước vào lĩnh vực y tế năm 1901, theo học tại trường Y học Bệnh viện St. Mary (Đại học London). Khi học tại St. Mary, ông giành được huy chương vàng năm 1908 với tư cách là sinh viên y khoa hàng đầu. (Ảnh: britannica)

Bác sĩ đầu tiên trên thế giới tìm ra kháng sinh trong bom đạn - Ảnh 3.

Thời gian đầu, Fleming đặt mục tiêu trở thành bác sĩ phẫu thuật, tuy nhiên khi làm việc ở khoa Tiêm chủng, Bệnh viện St. Mary, ông thay đổi hướng tới lĩnh vực vi khuẩn học mới. Tại đây, ông phát triển kỹ năng nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của nhà vi khuẩn học và nhà miễn dịch học Sir Almroth Edward Wright - người có những ý tưởng mang tính cách mạng về liệu pháp vaccine, thể hiện hướng đi hoàn toàn mới trong điều trị y tế. (Ảnh: Getty)

Bác sĩ đầu tiên trên thế giới tìm ra kháng sinh trong bom đạn - Ảnh 4.

Trong Thế chiến thứ nhất, Fleming phục vụ trong Quân y Hoàng gia. Ông phụ trách việc nghiên cứu tình trạng nhiễm trùng vết thương trong phòng thí nghiệm ở Pháp. Ông là bác sĩ đầu tiên đưa ra được phương pháp để chữa lành hiệu quả hơn thì vết thương cần được giữ khô và sạch. Tuy nhiên, những khuyến nghị của ông thời điểm này không được chú ý. (Ảnh: Getty)

Bác sĩ đầu tiên trên thế giới tìm ra kháng sinh trong bom đạn - Ảnh 5.

Năm 1928, Fleming trở lại phòng thí nghiệm tiếp tục nghiên cứu môi trường nuôi cấy Tụ cầu vàng (tên khoa học là Staphylococcus aureus, loại vi khuẩn tụ cầu có tính độc cao). Ông phát hiện ra rằng, các khuẩn tụ cầu vàng xung quanh loại nấm mốc này đã bị tiêu diệt hoàn toàn. (Ảnh: britannica)

Bác sĩ đầu tiên trên thế giới tìm ra kháng sinh trong bom đạn - Ảnh 6.

Lúc đầu, ông gọi chất này là “nước nấm mốc”, sau đó đặt tên là “penicillin”, theo tên loại nấm mốc tạo ra nó. Nghĩ rằng bản thân tìm ra loại enzyme mạnh hơn lysozyme, Fleming quyết định nghiên cứu sâu hơn. Tuy nhiên, điều ông phát hiện ra đó không phải là loại enzyme mà là loại kháng sinh, đây cũng chính là một trong những kháng sinh đầu tiên được phát hiện. (Ảnh: listennotes)

Bác sĩ đầu tiên trên thế giới tìm ra kháng sinh trong bom đạn - Ảnh 7.

Fleming tuyển 2 nhà nghiên cứu trẻ để cùng hợp tác chỉ ra rằng penicillin có tiềm năng lâm sàng, cả ở dạng bôi và dạng tiêm nếu nó có thể được phát triển đúng cách. (Ảnh: radicalteatowel)

Bác sĩ đầu tiên trên thế giới tìm ra kháng sinh trong bom đạn - Ảnh 8.

Ngay sau khám phá của Fleming, một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Oxford – do Howard Florey và đồng nghiệp của ông, Ernst Chain dẫn đầu – đã phân lập và tinh chế thành công penicillin. Loại kháng sinh này cuối cùng được sử dụng trong Thế chiến thứ hai, cách mạng hóa y học lĩnh vực kiểm soát nhiễm trùng trên chiến trường. (Ảnh: britannica)

Bác sĩ đầu tiên trên thế giới tìm ra kháng sinh trong bom đạn - Ảnh 9.

Florey, Chain và Fleming cùng chia sẻ giải thưởng Nobel về sinh lý học và y học năm 1945, nhưng mối quan hệ của họ bị rạn nứt khi nói về việc ai sẽ nhận được nhiều công lao nhất trong phát triển kháng sinh penicillin. Năm 1946, Fleming được bổ nhiệm đứng đầu Khoa Tiêm chủng St. Mary, chủ tịch Hiệp hội Vi sinh tổng hợp, thành viên của Học viện Khoa học Hoàng Gia, và cũng là thành viên danh dự của hầu hết các hiệp hội y tế và khoa học trên thế giới. (Ảnh: meisterdrucke)

Bác sĩ đầu tiên trên thế giới tìm ra kháng sinh trong bom đạn - Ảnh 10.

Ngoài cộng đồng khoa học, Fleming còn được bổ nhiệm làm hiệu trưởng của Đại học Edinburgh từ năm 1951 đến 1954. Ông cũng được trao bằng tiến sĩ danh dự ở gần 30 trường đại học châu Âu và Mỹ. Fleming qua đời vì một cơn đau tim vào ngày 11/3/1955 tại nhà riêng ở London, nước Anh. (Ảnh: reddit)

Theo Huỳnh Dũng/VTC

Cùng chuyên mục
XEM