Bà mẹ 2 con bị ung thư phổi, hối hận vì không biết chất gây ung thư ẩn giấu ngay trong bếp nhà mình
3 năm trước, chị Trần thỉnh thoảng bị ho nhiều thành cơn không dứt. Ho thường chấm dứt sau 2 ngày liên tục. Mỗi lần ho nhiều, chị cảm thấy phổi của mình đau đớn...
Chị Trần (37 tuổi, đến từ Hồ Nam), là bà mẹ 2 con. Để chăm sóc tốt cho con cái, chị không thể làm việc toàn thời gian, chỉ thỉnh thoảng lầm những công việc lặt vặt để tiện chăm sóc gia đình.
3 năm trước, chị thỉnh thoảng bị ho nhiều thành cơn không dứt. Ho thường chấm dứt sau 2 ngày liên tục. Mỗi lần ho nhiều, chị cảm thấy phổi của mình đau đớn.
Ngoài ra, chị Trần không có triệu chứng nào khác. Chị không đi khám vì lý do "đi khám có thể mang vi trùng về, lây cho con cái".
Gần đây, sau hơn 2 năm có tình trạng ho bất thường, chị Trần quyết định đi khám vì những cơn đau âm ỉ trong phổi khi cơn ho đến. Bác sĩ nghe xong chuyện khuyên chị nên chụp CT để kiểm tra phổi cẩn thận.
Bị ung thư phổi sau hơn 2 năm ho bất thường
Khi có kết quả chụp CT, bác sĩ trưởng khoa hô hấp biến sắc mặt, nhìn chị đi một mình khám bệnh càng xót xa. "Sao chị chỉ đi một mình, người nhà của chị nên biết điều này...". Chị Trần thành thật: "Tôi sống với 2 con, chồng đi làm ăn xa, không ở nhà. Bác sĩ, có chuyện gì thì cứ nói thẳng với tôi".
Vị bác sĩ trầm ngâm nói: "Chị nhìn xem, đây là hạch cạnh rốn phổi và trung thất. Ngoại trừ 2 nơi này, cả 2 bên phổi của chị đều có nhiều khối u di căn. Tình hình không mấy khả quan, chúng ta hãy làm xét nghiệm bệnh lý xem có thể phẫu thuật được không". Lời nói của bác sĩ khiến chị Trần chết lặng.
Sau khi làm thêm xét nghiệm, chị Trần được phát hiện bị ung thư phổi giai đoạn IV, không thể phẫu thuật. Chị vô cùng bất ngờ, không hiểu sao bệnh tình lại nặng đến mức này. Chị không bao giờ hút thuốc hay uống rượu, cũng không có thói quen xấu nào, sao lại bị ung thư phổi? Trong đầu chị, tất cả những người đồng nghiệp của chồng mình đều hút thuốc lâu năm, răng và ngón tay ố vàng mới bị ung thư phổi. Tại sao chị lại bị?
Vị bác sĩ thở dài nói: "Có quá nhiều bệnh nhân nữ như chị, chưa từng hút thuốc nhưng lại được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi. Không chỉ khói thuốc thụ động mà cả khói dầu trong nhà bếp cũng rất kinh khủng".
Nghe xong, chị Trần mới giật mình. Chị là người phụ nữ gia đình, quanh năm suốt tháng luẩn quẩn trong nhà bếp vì chồng vì con. Điều kiện thuê nhà không tốt lắm, chị tiết kiệm, không sử dụng máy hút mùi trong nhà bếp. Sau khi về quê sống, ở nhà có máy hút mùi nhưng sợ tốn điện, chị cũng không bật, thành ra hít khói dầu nhiều mỗi ngày.
"Nấu ăn xong tôi thường không muốn ăn nữa, nuốt thì thấy khá nghẹn", chị Trần kể thêm hiện tượng mình gặp phải. Bác sĩ gật đầu đáp: "Đây là hội chứng khói dầu. Khi nấu ăn, nhiệt độ dầu tăng cao và tạo thành nhiều hợp chất, có thể khiến người ta "say dầu". Sau khi hít quá nhiều khói bếp, nhiều người có thể chán ăn, suy nhược, cảm thấy khó chịu". Tiếc là chị Trần biết chuyện thì sự đã rồi...
Khói dầu - chất gây ung thư phổi ẩn giấu trong bếp
Nhiều người nhận thức rõ tác hại mà khói mù và khói thuốc gây ra cho cơ thể. Nhưng một chất gây ung thư khác ẩn giấu trong nhà bếp là khói dầu, lại thường bị bỏ qua.
Theo nghiên cứu, PM2.5 có trong khói dầu sẽ tăng nhanh hàng chục lần khi chiên hoặc nấu bằng dầu nóng. Là chất độc hại sinh ra do nhiệt độ dầu cao, khi dầu cháy đến nhiệt độ 150 độ C, thành phần chính acrolein sẽ thoát ra ngoài và gây hại sức khỏe. Ngoài ra còn có hàng loạt chất độc hại như benzen, formaldehyde, crotonaldehyde, PM10.
Hít phải các chất độc hại trong khói dầu về lâu dài có thể gây ra nhiều bệnh tật, đặc biệt là hệ hô hấp. Vì vậy, những chị em tiếp xúc lâu ngày với khói dầu cần lưu ý hơn.
Ngoài việc không hút thuốc và không hít phải khói thuốc lá, những phụ nữ đã từng làm công việc bếp núc tại nhà cũng nên đề phòng. Chọn càng nhiều phương pháp nấu ăn càng tốt, chẳng hạn như hấp, luộc, om và hầm.
Nhớ bật máy hút mùi khi nấu ăn. Sau khi làm việc trong bếp xong, hãy thay quần áo thường xuyên và rửa tay thường xuyên. Bạn cũng nên chú ý đến việc thông gió trong nhà để phòng tránh ung thư phổi.