Bà cụ U83 là mẹ của CEO, bác sĩ: Công thức nuôi dạy con nằm ở 7 điều "hơn người" này, ít người làm được
Chìa khóa để nuôi dạy con cái thành công là hiểu rằng cha mẹ là hình mẫu lớn nhất trong cuộc đời con. Ngay từ khi còn rất nhỏ, trẻ sẽ quan sát chặt chẽ và bắt chước cha mẹ, vì vậy cách cha mẹ hành động có tác động đáng kể đến hành vi của chúng.
Esther Wojcicki (83 tuổi) là nhà giáo dục, nhà báo và tác giả cuốn sách bán chạy nhất "Cách nuôi dạy những người thành công". Cô cũng là người đồng sáng lập của Tract, nơi cô đưa triết lý giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm đến các lớp học trên khắp thế giới. Bà có 3 người con thành đạt: Susan là Giám đốc điều hành của YouTube, Janet là giáo sư đại học, còn Anne là người đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của 1 start up.
Dựa trên kinh nghiệm là một người mẹ và một nhà giáo dục, bà Esther cho rằng, những cha mẹ làm thực hiện được 7 điều này thì đang là 1 hình mẫu lý tưởng cho con cái.
1. Hãy là người đúng giờ
Các bậc phụ huynh hãy luôn là một người đúng giờ và giữ lời hứa. Nếu không thể đến cuộc hẹn, ít nhất hãy gọi điện hoặc nhắn tin để báo cho người kia biết. Đó là phép lịch sự thông thường. Đúng giờ thể hiện sự tôn trọng thời gian của mọi người. Thói quen đi muộn lại cho thấy điều ngược lại. Đây là điều bà Esther luôn nhấn mạnh với học sinh của mình cũng như với các con và cháu.
2. Bạn có mối quan hệ lành mạnh với công nghệ
Cách các phụ huynh sử dụng thiết bị công nghệ là một vấn đề lớn. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy người Mỹ dùng điện thoại trung bình 144 lần một ngày, dẫn đến hiện tượng mà chuyên gia công nghệ Linda Stone gọi là "sự chú ý 1 phần liên tục". Và việc làm mẫu hành vi này không chỉ có hại cho những đứa trẻ cần tập trung vào bài tập về nhà. Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy trẻ nhỏ có mẹ sử dụng điện thoại nhiều gặp khó khăn hơn trong việc phục hồi sau căng thẳng cảm xúc.
3. Thói quen ăn uống lành mạnh
Thói quen ăn uống, chăm sóc sức khỏe của cha mẹ là cách tốt nhất để dạy con trẻ làm điều tương tự. Trong gia đình Esther, các cháu tôi đã sớm học cách đọc nhãn thực phẩm và biết lựa chọn đồ ăn tốt cho sức khỏe, tránh đồ ăn vặt đã qua chế biến. Sức khỏe của các con rất quan trọng đối với Esther và bà đặc biệt quan tâm đến cách dạy các học học được cách tự chăm sóc bản thân.
4. Ưu tiên gia đình
Ngay cả trong những gia đình đã ly hôn, cha mẹ cũng nên làm gương cho sự hợp tác, tương trợ nhau. Ưu tiên gia đình cũng có nghĩa là chia sẻ cảm xúc, chia sẻ những kinh nghiệm tốt và xấu. Điều này dạy trẻ cách đương đầu với bất cứ điều gì chúng có thể gặp phải trong cuộc sống. Một trong những cách tốt nhất để dạy về tầm quan trọng của gia đình là cùng nhau vui vẻ. Càng có nhiều trải nghiệm tích cực cùng gia đình, trẻ càng cảm nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn. Đó có thể chỉ là chơi một trò chơi, đi công viên hoặc cùng nhau nhảy trên tấm bạt lò xo…
5. Không nói dối con
Có lẽ, cha mẹ nào cũng có lúc nói dối con cái mình. Chúng ta nói những câu như: Cửa hàng kem đóng cửa rồi, để ngăn việc trẻ đòi ăn kem lúc đã tối muộn. Càng ngày, trẻ sẽ càng hiểu việc cha mẹ nói dối và dần bắt chước. Dù không phải tất cả các kiểu nói dối đều có hại, nhưng sự dối trá sẽ tạo ra sự thiếu tin tưởng. Niềm tin là nền tảng của mọi mối quan hệ và sự dối trá dù nhỏ cũng có thể dần phá vỡ niềm tin của con trẻ với cha mẹ.
6. Không mất bình tĩnh
Tất cả chúng ta đều có thể mất bình tĩnh, hét lên vì tức giận vào một thời điểm nào đó. Nếu con trẻ chứng kiến điều đó, bạn đang vô tình dạy con rằng la hét là một cách giao tiếp được chấp nhận. Bạn tức giận, chửi bới nhưng lại nổi giận khi con bạn nói tục?
Việc kiểm soát cảm xúc của bạn có thể không giúp giải quyết vấn đề, nhưng sẽ giúp bạn nhận ra rằng sự tức giận không làm mọi việc tốt hơn. Đó là sự lựa chọn và lối sống mà chúng ta muốn con cái mình học hỏi.
7. Sẵn sàng thừa nhận khi mình sai
Tất cả chúng ta đều nói về lòng tốt và sự tha thứ, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta thực sự biết cách thực hành chúng.
Trong suốt hàng chục năm giảng dạy, Esther đã học được cách tha thứ cho học sinh của bà dù có chuyện gì xảy ra. Điều đó không có nghĩa là không có hình phạt cho những đứa trẻ hư, nhưng bà luôn cho chúng cơ hội để làm điều gì đó đúng đắn hơn.
Mặc dù việc thừa nhận sai lầm của bản thân không dễ dàng, nhưng Esther cho rằng việc đó còn đỡ đau đớn hơn việc cố gắng che đậy lỗi lầm mình đã mắc phải. Bà khuyên rằng, các cha mẹ nên sẵn sàng học hỏi và phát triển. Đó chính là cách làm gương tốt nhất cho thế hệ tiếp theo.