APEC 2017: Các mô hình thúc đẩy khởi nghiệp và ước mơ "Thung lũng Silicon Việt Nam"
Sự đổi mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Internet và kinh tế điện tử đã được kì vọng sẽ đạt kết quả tốt nhất. Hãng Apple, được thành lập bởi Steve Jobs – một trong những nhà khởi nghiệp vĩ đại nhất thế giới, là tấm gương mà mỗi quốc gia đều muốn học hỏi.
Một trong những mục tiêu của APEC, được đưa ra vào Hội nghị Thượng đỉnh tháng 9/2016 tại thành phố Hồ Chí Minh và một lần nữa tại Đà Nẵng vào tháng 11/2017, là giúp các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (DNNVV) có hiệu suất cao hơn và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế.
Hướng đi của các chính phủ APEC cho vấn đề này là thúc đẩy đổi mới ngay trong khối các DNNVV. Đối với các thành viên APEC, đổi mới là động cơ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế và cải thiện đời sống người dân.
Sự đổi mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Internet và kinh tế điện tử đã được kì vọng sẽ đạt kết quả tốt nhất. Hãng Apple, được thành lập bởi Steve Jobs – một trong những nhà khởi nghiệp vĩ đại nhất thế giới, là tấm gương mà mỗi quốc gia đều muốn học hỏi.
Sự đổi mới của Apple đã thổi luồng gió mới cho thế giới với những máy tính Apple, iTune, máy tính bảng iPad, điện thoại thông minh iPhone và đồng hồ Apple.
Tạp chí Forbes đã chỉ ra rằng công nghệ cơ bản trong những sản phẩm này đều được hỗ trợ bởi các chương trình đổi mới của chính phủ Mỹ.
Các con chip máy tính, mạng Internet, Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS), và hàng loạt những phần mềm ứng dụng khác đều được cấp vốn từ Cơ quan Các Dự án Phòng thủ Tiên tiến (DARPA) trực thuộc Lầu Năm Góc, Mỹ.
Apple - Tập đoàn công nghệ trị giá nghìn tỷ USD. Ảnh: Inc.
Thêm vào đó, khi thành lập, Apple cũng được hỗ trợ bởi Công ty Đầu tư Doanh nghiệp nhỏ (SBIC). Hiện giá trị của Apple đã dần tiến tới giá trị 1 nghìn tỉ USD.
Vậy làm thế nào để các quốc gia APEC cũng đạt được những thành tựu như vậy?
APEC có thể theo bước các chương trình đổi mới công nghệ thông tin (IT) qua kinh nghiệm của thế giới.
"Hỗ trợ tài chính trực tiếp"
Nhiều chương trình chính phủ cấp nguồn vốn trực tiếp cho các DNNVV qua vốn vay, trợ cấp hoặc trong nhiều trường hợp qua cổ phần.
SBIC đã giúp rất nhiều công ty công nghệ trên thế giới khởi nghiệp, bao gồm Amgen, Apple, Intel, Sun Microsystems, Telsa và FedEx.
Sự thành bại của những chương trình này đã chứng tỏ những kết quả khá mâu thuẫn: chúng phụ thuộc vào năng lực của người điều hành trong việc đưa ra quyết định dựa trên thị hiếu của thị trường. Trong trường hợp của SBIC, những công ty được đầu tư đã hồi đáp lợi nhuận dưới dạng tiền thuế và đóng góp cho nền kinh tế lớn hơn nhiều các khoản chi tiêu công.
Intel, tập đoàn từng được SBIC hỗ trợ, đã trở thành một trong những nhà đổi mới hàng đầu trong việc sản xuất các vi xử lí, tạo ra việc làm cho khoảng 106.000 nhân công.
"Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu"
Cơ quan DARPA đã thực hiện các nghiên cứu và nỗ lực phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của chính phủ, đặc biệt là Bộ Quốc phòng Mỹ.
Những cơ quan khác, điển hình như Cục Quản lý Hàng không Quốc gia (NASA), cũng tập trung nghiên cứu để hỗ trợ những nhiệm vụ đặc biệt của mình. Việc này đã đem lại sự thành công vượt trội ở vài nơi, tuy tỉ lệ chưa cao.
Cơ quan Các Dự án Phòng thủ Tiên tiến của Lầu Năm Góc (DARPA) - Nơi đầu tư phát triển các sáng kiến công nghệ mới nhất. Ảnh minh họa: DARPA
Trong những năm 1990, chính phủ Nhật Bản đã khởi động một chương trình "nhảy cóc" nhằm vượt qua công nghệ máy tính của IBM và các hãng máy tính Mỹ khác, cho phép nền công nghiệp Nhật Bản chiếm ưu thế tại nước nhà. Dự án này thất bại. Một trong những lý do cho sự thất bại này là việc đổi mới đã bị "ép buộc" qua những suy đoán sai lầm.
"Đổi mới theo chuỗi"
Các DNNVV nhận được sự hỗ trợ ban đầu của chính phủ có thể tự sử dụng nguồn vốn của mình để giúp đỡ những doanh nghiệp muốn đổi mới khác.
Chúng ta có thể gọi đây là "Đổi mới theo chuỗi." Hãng Intel đã lập ra "Chương trình Học tập Kỹ thuật số Intel" nhằm giúp những người trẻ tại các nước đang phát triển được học về lập trình và điện tử.
Một sinh viên Indonesia có tên Fina Syam theo học khóa này, và sau đó bắt đầu dạy những người khác. Bằng kinh nghiệm của mình, cô đã phát triển một hệ thống lấy nền tảng là điện thoại thông minh tên là "JukuTech" để thúc đẩy việc học hỏi.
Intel đã đầu tư rất nhiều để phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao. Ảnh: Glassdoor
Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông Indonesia đã tặng thưởng cho cô Syam vì những đóng góp cho khởi nghiệp công nghệ tại quốc gia này.
Fina sau đó cũng thành lập "Phòng thí nghiệm Đổi mới" Bulukumbu để giúp khu vực nông thôn phát triển ý tưởng, sáng kiến cải thiện đời sống của người dân nghèo.
"Hỗ trợ kĩ thuật"
Những công ty khởi nghiệp thường cần sự hỗ trợ trên mọi mặt, từ lập kế hoạch kinh doanh, đưa vào hoạt động, marketing cho tới công đoạn sản xuất.
Thông thường, các công ty này sẽ nhận được sự hỗ trợ từ những "lò ấp doanh nghiệp." Osaka, Nhật Bản là nơi có chế độ hỗ trợ khởi nghiệp thành công nhất. Tại trung tâm thương mại Grand Front Osaka, khách hàng có thể bắt gặp những cửa hàng bán lẻ bình thường lẫn các cửa hàng chuyên biệt, cho phép khách hàng có cơ hội được thử nghiệm các sản phẩm công nghệ mới.
Một drone được dùng cho mục đích báo chí. Ảnh: Technabob
"Phòng thí nghiệm" cho phép các khách hàng thử nghiệm sản phẩm mẫu, ví dụ như drone (các thiết bị bay không người lái, điều khiển từ xa), công nghệ hologram (mô phỏng hình ảnh lập thể) và các hỗ trợ mua sắm khác.
Hàn Quốc cũng thông báo rằng quốc gia này sẽ dần giảm bớt lệ thuộc vào tập đoàn Samsung. Seoul đã xây dựng Trung tâm Nội dung Thông minh (SCC), tập trung nghiên cứu về ngành điện tử, sách điện tử và trò chơi điện tử.
"Mạng lưới, liên đoàn"
Các chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc hợp nhất các doanh nghiệp, trường đại học với nhà nước để tối ưu hóa sự đổi mới. Trong năm 2011, Tổng thống Barack Obama đã thành lập Liên đoàn Công nghệ Sản xuất Tiên tiến (AMTC) để cạnh tranh nghiên cứu, trao đổi kiến thức, tăng cường hiệu suất và thúc đẩy sản xuất những sản phẩm và dịch vụ tiên tiến nhất. Mỹ cũng đầu tư 500 triệu USD vào các dự án khởi nghiệp.
"Cụm doanh nghiệp đổi mới"
Có thể chương trình đổi mới tham vọng nhất là nhóm các DNNVV và doanh nghiệp lớn vào cùng khu vực, nơi họ có thể tập trung các nguồn lực để thúc đẩy đổi mới thông qua nghiên cứu và sản xuất.
Thung lũng Silicon tại San Jose, California và khu Route 128 tại Boston, Massachusettes là những mô hình như vậy. Chính phủ thúc đẩy các cụm doanh nghiệp bằng cách hỗ trợ vốn cho nghiên cứu và giáo dục bậc đại học; đề ra các sáng kiến thuế doanh nghiệp, bảo lãnh chi phí phát triển cơ sở hạ tầng; đầu tư nghiên cứu (ví dụ như DARPA); huấn luyện các nhân viên với các kĩ năng thiết yếu. Singapore và Đài Loan cũng đang xây dựng cụm doanh nghiệp cho riêng mình.
Cả hai khu vực đều có những trường đại học đạt tiêu chuẩn thế giới, qua đó thu hút được các công ty công nghệ mới cũng như những nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội góp vốn cho những công ty khởi nghiệp và công ty có mức tăng trưởng cao.
Vùng Osaka của Nhật Bản cũng đang cố gắng để trở thành Thung lũng Silicon thứ hai.
"Thành phố Công nghệ cao"
Nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực kiến tạo những "Thành phố Công nghệ cao" để thu hút năng lực công nghệ và tinh thần đổi mới. Tháng 10/2017, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã nếu tên 3 thành phố của Canada – Montreal, Vancouver và Toronto – nằm trong danh sách 25 thành phố công nghệ của thế giới.
Bìa danh sách top 25 "Thành phố Công nghệ Cao". Nguồn: Business Insider
Nhiều thành phố châu Á khác cũng có mặt trong danh sách, điển hình là Seoul, Đài Bắc, Singapore và Tokyo. Những thành phố này được đánh giá dựa trên số bằng sáng chế, số công ty khởi nghiệp, số lượng những nhà đầu tư, tỉ lệ áp dụng công nghệ và những tiêu chí khác.
Các đánh giá này giúp chính phủ điều chỉnh mục tiêu quan trọng để vươn tới, tạo ra mối liên hệ tương trợ giữa những nhà đầu tư và các hãng công nghệ. Thành phố Công nghệ cao cũng có thể được coi là sự tổng hợp của tất cả những sáng kiến nói trên.
Việt Nam đang nắm cơ hội lớn trong việc dẫn đầu trong việc phát triển nền công nghiệp kĩ thuật cao và đã có nhiều sáng kiến trong lĩnh vực này.
Gần đây, Việt Nam đã phát triển Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ Cao để thu hút các công ty tập trung lại một địa điểm, bồi dưỡng lẫn nhau và thu hút các doanh nghiệp khác.
Vườn ươm này đã thu hút được 5 tỉ USD đầu tư từ hơn 100 công ty đa quốc gia. Dự án khởi nghiệp của Đại học Fullbright cũng đã xây dựng một cơ sở mới ở khu vườn để phục vụ hàng ngàn học sinh sinh viên.
Việt Nam đã thu hút được Intel tới thành phố Hồ Chí Minh, nơi công ty này sẽ sản xuất tới 80% số chip máy tính của mình. Samsung cũng được đặt tại đây.
Học hỏi những thành phố công nghệ cao khác, nam sinh viên Nguyễn Hiếu đã bày tỏ ý định sẽ tạo ra Thung lũng Silicon Sài Gòn.
Thành phố Hồ Chí Minh đang chuyển mình mạnh mẽ. Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm 2016, Việt Nam và Mỹ đã cùng tài trợ diễn đàn hỗ trợ Phong trào Khởi nghiệp và Đổi mới.
Phong trào này liên kết công ty khởi nghiệp với những nhà giáo dục, nhà nghiên cứu, chính phủ, thể chế tài chính và nhiều ngành nghề khác trong quá trình phát triển.
Việt Nam, trong mối quan hệ đối tác với Mỹ, đã khởi động sáng kiến sông Mê Kông, kết nối Burma, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Các quốc gia cùng tăng số lượng và chất lượng của những người cố vấn, phát triển chương trình đào tạo khởi nghiệp tại mỗi quốc gia; thành lập những sáng kiến mới trong khu vực; hỗ trợ cạnh tranh khởi nghiệp; tăng số lượng các nhà đầu tư và các công đoàn thỏa thuận trong giai đoạn đầu; trao cơ hội cho những công ty công nghệ khởi nghiệp và nhà đầu tư. Hai tổ chức mới cũng đã được thành lập:
Sáng kiến Mạng lưới Phụ Nữ Khởi nghiệp và Kinh doanh (MWISE) và chương trình Trao đổi Nhà đầu tư Mê Kông (MAIE).
FPT là một trong nhiều công ty công nghệ đóng góp vào nỗ lực của Việt Nam trên vị thế dẫn đầu về công nghệ. FPT là một công ty trị giá tỉ đô đang hoạt động tại 21 quốc gia, với 12.000 kĩ sư kĩ thuật.
Bên cạnh các dịch vụ viễn thông, FPT còn thành lập riêng trường đại học và trường phổ thông để đào tạo nguồn nhân lực công nghệ. Hiện tại, có 19.500 học sinh, sinh viên đang theo học. FPT cũng cung cấp các gói học bổng và tổ chức cuộc thi nhằm thúc đẩy phát triển năng lực.
Tầm nhìn tương lai
Các nước APEC đều đã triển khai những sáng kiến nổi bật để hỗ trợ các DNNVV trong nội địa. Các quốc gia nhận định rằng cần phải liên tục cải cách kinh tế, cải tổ chính phủ, và thay đổi trong giáo dục để tiến bước xa hơn. Đổi mới chính là nền tảng của tương lai.
Vấn đề còn lại có lẽ phụ thuộc vào việc các quốc gia APEC sẵn sàng tới đâu trong việc kết nối những nỗ lực của cá nhân với các chính sách trong khu vực. Phá bỏ các rào cản thương mại và hài hòa hóa các nền kinh tế là chìa khóa để giải quyết.
APEC đang có bước tiến lớn, nhưng còn rất nhiều điều cần phải làm để trở nên hoàn thiện.