Áp dụng ngay phương pháp Sandwich để chỉnh đốn lại hành vi của con trẻ mà không gây tổn thương đến chúng: Nghe thì lạ mà hiệu quả thì bất ngờ
Bác sĩ tâm lý trẻ em, Tiến sĩ Daniel Amen đã xác định 2 đặc điểm có thể tạo ra sự khác biệt tích cực trong việc nuôi dạy con cái: vừa kiên định vừa yêu thương.
Cha mẹ luôn nhận định việc dạy con về những giá trị cuộc sống, "uốn nắn" lại những hành vi sai trái mà không làm tổn thương chúng là điều cực kỳ khó khăn. Vì vậy, phương pháp sandwich ra đời để giải quyết vấn đề này.
Phương pháp Sandwich là gì
Phương pháp sandwich là phương pháp dạy con thông qua giao tiếp mềm dẻo, đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng với đối phương.
Phương pháp này giúp cha mẹ thay đổi tích cực hành vi của con mà không cần dùng "biện pháp mạnh" như đòn roi hay quát mắng gây tổn thương chúng.
Tương tự một chiếc bánh sandwich có nhiều lớp, phương pháp dạy trẻ mới lạ này bao gồm các lớp: Khen ngợi - bày tỏ ý kiến - hỏi phản hồi từ trẻ - thể hiện tình yêu.
Tương tự một chiếc bánh sandwich có nhiều lớp, phương pháp dạy trẻ mới lạ này bao gồm các lớp: Khen ngợi - bày tỏ ý kiến - hỏi phản hồi từ trẻ - thể hiện tình yêu.
Theo Tiến sĩ Amen, khi bố mẹ vừa nghiêm khắc trước các hành vi chưa tốt của con nhưng thể hiện thái độ đó thông qua tình yêu, sự tử tế, quan tâm, trẻ sẽ dần học cách điều chỉnh.
Bước 1: Khen ngợi
Trước tiên, bạn hãy cố gắng bắt đầu cuộc trò chuyện bằng những điều tích cực về trẻ. Điều này sẽ phá vỡ "lớp băng" và làm dịu căng thẳng.
Điều quan trọng ở đây là bạn phải đưa ra lời khen cụ thể, những từ chung chung như "con là một đứa trẻ ngoan" không giải quyết được điều gì.
Thay vào đó, bạn nên nhắc lại và biểu dương những lần mà trẻ đã cư xử đúng mực và mang lại tác động tích cực cho người khác.
Bước 2: Nêu ý kiến của bạn một cách chi tiết và cụ thể
Lúc này, khi bạn biết chắc rằng con mình đang tập trung lắng nghe, hãy đề cập đến các vấn đề rắc rối hoặc hành vi sai trái mà con gây ra.
Một lần nữa, các quan sát, bình luận và nhận xét của bạn phải thật cụ thể. Các cụm từ như "mẹ không thích con làm như thế" hay "con đừng bao giờ lặp lại việc này" không chỉ giải thích được cho trẻ biết rằng chúng đã làm sai điều gì mà dễ khiến trẻ "bỏ ngoài tai" những điều này.
Đừng la mắng con mà thay vào đó hãy cố gắng cùng con đưa ra giải pháp để cải thiện tình hình bằng cách nói chuyện ngang hàng.
Bước 3: Hỏi ý kiến của trẻ
Một khi bạn đã hoàn thành phần chính, hãy cố gắng nhận phản hồi từ con bạn.
Việc lắng nghe xem trẻ có tiếp nhận nội dung cuộc trò chuyện hay không là rất quan trọng. Hãy đặt câu hỏi xem trẻ đã hiểu những gì cha mẹ giải thích chưa, có đồng ý với điều này không và muốn bổ sung gì hay không.
Hoàn toàn bình thường nếu trẻ muốn tranh luận với cha mẹ. Cha mẹ phải duy trì giọng nói bình tĩnh, lắng nghe và đừng ngắt lời chúng, sau đó cùng thảo luận với con.
Bước 4: Thể hiện tình yêu thương với con
Cha mẹ phải kết thúc cuộc trò chuyện một cách chính xác để đứa trẻ không nghĩ rằng chúng đã làm cha mẹ thất vọng và cha mẹ không còn yêu chúng nữa. Điều này có thể phát triển một cảm giác tội lỗi mạnh mẽ trong tâm trí của đứa trẻ hoặc chúng có thể bắt đầu cư xử tồi tệ hơn để phản kháng.
Đây là bước cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng.
Cha mẹ phải kết thúc cuộc trò chuyện một cách chính xác để đứa trẻ không nghĩ rằng chúng đã làm cha mẹ thất vọng và cha mẹ không còn yêu chúng nữa. Điều này có thể phát triển một cảm giác tội lỗi mạnh mẽ trong tâm trí của đứa trẻ hoặc chúng có thể bắt đầu cư xử tồi tệ hơn để phản kháng.
Vì vậy, điều bạn nên làm lúc này là quay lại bước 1: Kết thúc cuộc nói chuyện bằng một lời khen cụ thể khác. Hãy đưa ra cảm xúc thật của bạn và dùng những cử chỉ âu yếm như con trẻ vào lòng để chúng cảm thấy bố mẹ vẫn luôn yêu thương mình.
Theo Brightside