Áp dụng lối sống tối giản trong chi tiêu và thanh lọc hơn 100 món cho tủ quần áo, cô gái Hà Nội nhận ra nhiều bài học bổ ích

26/10/2021 08:56 AM | Sống

Đối với Anh Phương thì tối giản là suy nghĩ kỹ trước khi bỏ tiền mua một món đồ dựa trên sự hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về bản thân và món đồ đó.

Anh Phương (hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội) thường gọi bản thân là một người theo chủ nghĩa “mua sắm tỉnh thức”.

Đối với Phương thì cách mua sắm này đơn giản là luôn suy nghĩ kỹ trước khi mua một món đồ dựa trên sự hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về bản thân và về món đồ đó.

Áp dụng lối sống tối giản trong chi tiêu và thanh lọc hơn 100 món cho tủ quần áo, cô gái Hà Nội nhận ra nhiều bài học bổ ích - Ảnh 1.

Anh Phương (hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội) đã áp dụng việc tối giản trong mua sắm được 1 năm.

"Trước đây, mình thường xuyên cảm thấy tự ti về những bộ trang phục chọn mặc. Tủ quần áo luôn chen chúc và ngổn ngang, nhưng tuyệt nhiên chưa một lần mình cảm thấy đủ. Vòng luẩn quẩn của việc mua sắm, không hài lòng rồi lại mua sắm có lẽ sẽ cứ tiếp diễn nếu như không tình cờ đọc được cuốn sách “Một cuốn sách về chủ nghĩa tối giản”.

Mình đã quyết tâm dành nguyên một ngày để thanh lọc toàn bộ tủ đồ. Chứng kiến số lượng quần áo không còn dùng đến lên tới hơn 100 món, mình biết mình không thể để tình trạng này tái diễn", Anh Phương chia sẻ.

1.

Động cơ thay đổi xoay quanh 4 lí do chính

Áp dụng lối sống tối giản trong chi tiêu và thanh lọc hơn 100 món cho tủ quần áo, cô gái Hà Nội nhận ra nhiều bài học bổ ích - Ảnh 2.

Đây là những điều đã giúp Anh Phương kiên định với thói quen mua sắm này trong suốt hơn 1 năm. Thực chất, việc mua sắm có rất nhiều cám dỗ. Các thương hiệu và cửa hàng thời trang luôn có nhiều chiêu trò marketing và bài trí sản phẩm để thuyết phục “xuống tiền” mua một món đồ.

Vậy nên, cách Anh Phương áp dụng là luôn phải tự hỏi bản thân vì sao muốn thay đổi và kết nối với những lí do đó. Hiểu được vì sao chọn “mua sắm tỉnh thức”, mới có động lực mạnh mẽ để theo đuổi hành trình này một cách bền vững và lâu dài.

2.

Lợi ích của việc “mua sắm tỉnh thức”

Áp dụng lối sống tối giản trong chi tiêu và thanh lọc hơn 100 món cho tủ quần áo, cô gái Hà Nội nhận ra nhiều bài học bổ ích - Ảnh 3.

3.

Các bước “mua sắm tỉnh thức” cho tủ đồ cá nhân

Thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng phương pháp này không phải là điều muốn là có thể thực hiện được ngay. Để có thể theo đuổi hành trình này một cách bền vững, Anh Phương cần có cho mình sự chuẩn bị nhất định, bắt đầu từ việc xây dựng một tủ đồ cá nhân thực sự phù hợp với phong cách và lối sống.

Bước 1: Xác định phong cách muốn hướng tới để lựa chọn đồ

Phong cách cá nhân là cách để những bộ trang phục thường ngày được cất lên tiếng nói về cá tính của bản thân người mặc. Với những ai không có quá nhiều kiến thức về thời trang như Anh Phương thì phải cân nhắc trả lời những câu hỏi sau để từng bước xác định được phong cách cá nhân:

- Từ trước đến giờ, cảm thấy là chính mình nhất khi mặc bộ trang phục nào?

- Điều gì ở bộ trang phục đó làm bản thân cảm thấy tự tin?

- Đâu là hình mẫu mặc đẹp trong mắt mình?

Áp dụng lối sống tối giản trong chi tiêu và thanh lọc hơn 100 món cho tủ quần áo, cô gái Hà Nội nhận ra nhiều bài học bổ ích - Ảnh 4.

Phong cách bạn lựa chọn hay mẫu người mặc đẹp không nhất thiết phải nổi tiếng. Đó có thể là ai đó gần gũi trong cuộc sống hay thậm chí là một nhân vật trong phim, miễn là bản thân cảm thấy yêu thích và kết nối với hình ảnh. Ba nàng thơ lớn của Anh Phương chính là Audrey Hepburn, Jane Birkin và Camille Yolaine.

Bước 2: Phân nhóm tủ đồ dựa trên lối sống

Lối sống ảnh hưởng rất nhiều tới việc xây dựng tủ đồ. Đặc biệt là tới cách phân nhóm quần áo, xác định số lượng cho từng loại và tiêu chí lựa chọn sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh và phong cách. Dựa trên lối sống cá nhân,

Anh Phương hiện đang làm việc trong một công ty về công nghệ, vậy nên trang phục đi làm sẽ khác với một người làm việc tại ngân hàng. "Mình ít khi đi chơi ở những nơi quá sang trọng nên số lượng cho hạng mục đó chỉ cần đủ cho vài dịp đặc biệt. Đây chính là những ảnh hưởng cụ thể của lối sống tới việc hoạch định tủ đồ. Trước khi chính thức bắt tay vào việc mua sắm, mình sẽ dành thời gian để phân quần áo cần có thành các nhóm lớn và ước tính số lượng cho từng nhóm. Điều này sẽ giúp mình xác định rõ thế nào là đủ và mua sắm một cách có định hướng để phục vụ tất cả các nhu cầu".

Anh Phương phân quần áo cần có thành 5 nhóm lớn:

- Quần áo đi làm

- Quần áo đi chơi bình thường

- Quần áo đi chơi sang chảnh

- Quần áo thể thao

- Quần áo mặc ở nhà

Bước 3: Thanh lọc tủ đồ cũ

Áp dụng lối sống tối giản trong chi tiêu và thanh lọc hơn 100 món cho tủ quần áo, cô gái Hà Nội nhận ra nhiều bài học bổ ích - Ảnh 5.
Áp dụng lối sống tối giản trong chi tiêu và thanh lọc hơn 100 món cho tủ quần áo, cô gái Hà Nội nhận ra nhiều bài học bổ ích - Ảnh 6.

Tủ đồ của Anh Phương trước và sau khi dọn dẹp.

Giờ là bước khó khăn và muốn né tránh nhất. Tuy nhiên, Phương cho rằng đây là bước quan trọng, không thể trốn tránh và bỏ qua bước này trong hành trình xây dựng tủ đồ cá nhân. Quy trình dọn dẹp của mình bao gồm:

- Lôi hết ra, không sót một món đồ nào

Cần phải lôi hết những món đồ đang có ra khỏi tủ hay kho chứa đồ và tập trung tất cả về một chỗ. Điều này sẽ giúp bản thân có một cái nhìn toàn cảnh về toàn bộ quần áo đang sở hữu.

- Quyết định giữ hay bỏ

Phương sẽ lần lượt cầm lên từng món đồ và quyết định cho món đồ đó vào nhóm “bỏ”, “giữ” hay “phân vân”. "Mình chọn giữ lại những món đồ chất lượng vẫn tốt và phù hợp với phong cách đang hướng tới. Những món đồ đã sờn cũ hay quá lâu chưa đụng tới, hãy mạnh dạn để chúng vào nhóm “bỏ”. Với những món đồ bạn vẫn còn phân vân thì có thể để riêng chúng sang một bên để quyết định sau", Anh Phương chia sẻ.

- Tổng kết và sắp xếp

Sau cùng, Phương sẽ sắp xếp quần áo được giữ lại gọn gàng vào tủ. Với những món đồ không dùng đến nữa có thể gấp vào những túi riêng.

Bước 4: Lên danh sách những món đồ cơ bản cho từng hạng mục + kèm theo tiêu chí và ngân sách

Áp dụng lối sống tối giản trong chi tiêu và thanh lọc hơn 100 món cho tủ quần áo, cô gái Hà Nội nhận ra nhiều bài học bổ ích - Ảnh 7.

Danh sách mà Anh Phương đã lập.

Dọn dẹp xong, Anh Phương đã có một tủ đồ vơi đi khá nhiều. Phương tiếp tục mở lại bảng phân loại ở bước 2 để lên danh sách những món đồ cơ bản và cần thiết nhất cho từng mục kèm theo tiêu chí đánh giá và mức giá mong muốn.

Những tiêu chí cần làm rõ bao gồm phom dáng, chất liệu, màu sắc. Càng cụ thể, việc mua sắm sẽ càng dễ dàng và hiệu quả.

Bước 5: Mua sắm tỉnh táo theo đúng kế hoạch đề ra

Nhờ có danh sách đã lập ở trên sẽ giúp Phương mua sắm tỉnh táo hơn và không sa đà vào những món đồ không phù hợp như một thói quen.

Một vài lưu ý Anh Phương muốn gửi gắm:

Áp dụng lối sống tối giản trong chi tiêu và thanh lọc hơn 100 món cho tủ quần áo, cô gái Hà Nội nhận ra nhiều bài học bổ ích - Ảnh 8.

- Hãy ưu tiên sắm những món đồ cơ bản theo danh sách đã vạch ra trước khi mua thêm bất kỳ món đồ nào khác.

- Nếu có thể, hãy luôn luôn đến cửa hàng và hạn chế tối đa việc mua sắm online. Chỉ khi mua trực tiếp mới cảm nhận được chất liệu, phom dáng và giảm thiểu rủi ro mua phải một món đồ không ưng ý.

- Với những món đồ đinh, ưu tiên đầu tư về chất lượng dù cho mức giá có thể nhỉnh hơn một chút. Đây đều là những món đồ sẽ sử dụng nhiều và lâu dài, vậy nên đừng thỏa hiệp về chất lượng để đổi lấy giá cả.

- Cùng một món đồ cơ bản, hãy ưu tiên món đồ chất lượng hơn dù có thể đắt hơn thay vì một món đồ rẻ mà chất lượng thấp.

- Để ý tới những cửa tiệm vintage hoặc các shop bán đồ secondhand. Nếu những món đồ cơ bản trong phong cách hướng tới là sơ mi trắng, quần jeans, trench coat hay blazer thì nên tìm kiếm những shop quần áo bán đồ vintage hay secondhand bởi theo Anh Phương đánh giá, phom dáng, chất lượng và giá cả tại những cửa hàng này đều tốt hơn so với đa số các cửa hàng online khác.

Bài viết ghi theo thông tin nhân vật chia sẻ - Ảnh: NVCC

Hồng Nhung

Cùng chuyên mục
XEM