Amazon và nước cờ đại tài biến hàng tỉ người dùng thành khách hàng của mình
Google, Microsoft và IBM đều là những gã khổng lồ công nghệ, đi đầu trong nhiều lĩnh vực và sở hữu hàng tỷ người dùng. Nhưng có một mảng kinh doanh mà nhiều năm nay họ luôn đi sau Amazon.
Điều đáng nói, mảng kinh doanh đó lại không phải thương mại điện tử, lĩnh vực gắn chặt với tên tuổi của Amazon. Ít người biết rằng công ty này còn đang hoạt động trong một lĩnh vực khác, cũng có ảnh hưởng tới cả tỷ người dùng và đang độc chiếm vị trí số một thế giới.
Đó chính là lĩnh vực điện toán đám mây, có tên gọi Amazon Web Services (AWS) và được công bố lần đầu tiên năm 2006. Khi ấy nhiều nhà đầu tư cảm thấy nghi ngờ quyết định của CEO Jeff Bezos, vì dường như đây là một lĩnh vực chẳng liên quan đến thương mại điện tử. Trong khi đó mảng kinh doanh chính của Amazon cũng đang có lợi nhuận đi xuống, và chi phí đầu tư cho nhân lực, hạ tầng của AWS không hề nhỏ.
Đến năm 2015, Bezos đã chứng minh ông đúng khi lần đầu tiên công bố lợi nhuận “khủng” từ AWS. AWS đã đem về tới 12,2 tỷ USD, với lợi nhuận 3,1 tỷ USD trong năm 2016.
Vậy Amazon Web Service là gì? Amazon tự định nghĩa sản phẩm của họ là “dịch vụ điện toán đám mây” – cloud computing service. Nhưng khi vào trang web giới thiệu chính thức, bạn có thể thấy tới gần 20 chức năng của AWS: từ tính toán, lưu trữ, bảo mật, phân tích dữ liệu, đến những dịch vụ trí tuệ nhân tạo hay nền tảng Internet of Things.
Hai mảng dịch vụ phổ biến nhất của AWS là lưu trữ đám mây (S3) và điện toán đám mây (EC2). Cả hai dịch vụ này đều cung cấp cho người dùng lượng tài nguyên không giới hạn để lưu trữ, tính toán với khả năng thay đổi quy mô nhanh chóng. Đây cũng là ưu điểm của điện toán đám mây nói chung: sự linh hoạt trong sử dụng tài nguyên và chi phí, giúp cho cả những nhà phát triển đơn lẻ cũng có thể tiếp cận được hạ tầng tương đương các tập đoàn công nghệ lớn.
Vào đầu những năm 2000, Amazon cũng từng vấp phải vấn đề tương tự: làm thế nào để mở rộng hạ tầng một cách nhanh chóng nhằm bắt kịp tốc độ phát triển của công ty và các đối tác. Cuối cùng, đội ngũ kỹ sư nhận ra rằng họ cần phải xây dựng lại một hạ tầng lưu trữ, cơ sở dữ liệu chung với độ tin cậy cao và khả năng mở rộng nhanh chóng.
Đây chính là nền móng cho AWS. Jeff Bezos thậm chí đã tưởng tượng ra một nền tảng cho phép bất kì ai, kể cả những sinh viên đang ở trọ, có thể tiếp cận với những công cụ để mở ra một công ty công nghệ. Đó vẫn là hình ảnh của AWS hiện tại.
Ngoài việc là nhà cung cấp đầu tiên đưa ra thị trường, Amazon còn đi đầu về tốc độ cập nhật tính năng cho AWS. Mỗi năm họ đưa ra đến hàng trăm tính năng mới cho dịch vụ này, đến cả Google hay Microsoft cũng không bắt kịp tốc độ đó. Đây là hai yếu tố giúp thị phần điện toán đám mây của Amazon vượt trội so với đối thủ và đem lại lợi nhuận khổng lồ.
Rất nhiều cái tên lớn đang là khách hàng của AWS như Netflix, Twitter, New York Times, Nasdaq. Đối với các công ty này, việc thuê lại hạ tầng của Amazon thay vì tự phát triển giúp họ tập trung vào những vấn đề công nghệ, kinh doanh khác, như giám đốc kỹ thuật của Netflix từng chia sẻ. Ông này cũng nhận định điện toán đám mây là giải pháp tốt và linh hoạt nhất cho những công ty như Netflix, khi mà nhu cầu của người dùng có thể dẫn đến phải mở rộng hạ tầng một cách nhanh chóng.
Nếu không có AWS, Amazon sẽ chẳng có được mức lợi nhuận như hiện tại.
Nhìn lại câu chuyện thành công của Amazon Web Services mới thấy lợi ích của việc “đứng trên vai người khổng lồ”. Các đối tác của Amazon đã được hưởng lợi rất nhiều khi tham gia vào một nền tảng đám mây mở, linh hoạt để phát triển kinh doanh. Các doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam qua đó cũng có thể rút ra kinh nghiệm để phát triển sản phẩm của mình: sử dụng hạ tầng từ những nhà cung cấp nội địa có uy tín như CMC Telecom, và tập trung nguồn lực vào việc phát triển tính năng và kinh doanh.
Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực viễn thông, dịch vụ máy chủ đám mây CMC Cloud Server đảm bảo hệ thống luôn ổn định ở mức 99,99%, tận dụng được tất cả những ưu điểm của điện toán đám mây như khởi tạo nhanh chóng, tính sẵn sàng cao, thay đổi cấu hình dễ dàng và công nghệ ảo hóa hiện đại. Bên cạnh các trung tâm dữ liệu đã triển khai tại Việt Nam, CMC Telecom sẽ triển khai thêm nhiều DC tại nước ngoài để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.