Alphabet có thể phải giảm chi phí để trở thành công ty trị giá 1 tỷ đô la tiếp theo

30/12/2019 16:10 PM | Xã hội

CEO Google - Sundar Pichai đã trở thành CEO của Alphabet khi những người đồng sáng lập Google lần lượt rời đi. Sự thay đổi này giúp Pichai kiểm soát đáng kể cổ phần của Alphabet. Tuy nhiên công ty vẫn đáng đứng trước những thách thức và cơ hội trong tương lai.

Alphabet Inc. (GOOG, GOOGL), công ty mẹ của công cụ tìm kiếm Google, đang tìm cách trở thành công ty thứ ba tại Hoa Kỳ gia nhập vào hội vốn hóa thị trường trị giá 1 nghìn tỷ đô la vào năm 2020. Cổ phiếu sẽ cần tăng khoảng 8% từ nay đến cuối năm 2020 để gia nhập hội độc quyền này. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng cho vốn chủ sở hữu, đặc biệt là nếu tăng trưởng thu nhập đang chậm lại.

Công ty đã thực hiện một số cột mốc quan trọng vào năm 2020. Đáng chú ý nhất là việc Sundar Pichai vừa là CEO của Google vừa trở thành CEO của Alphabet, tiếp quản vị trí đồng sáng lập Larry Page. Nhìn bao quát, có vẻ như các nhà đầu tư đã phản ứng tích cực với tin tức này bởi cổ phiếu đã tăng 3,8%. Và sau đó một lần nữa, S&P 500 cũng đã tăng 4,2% so với cùng thời điểm đó.

Alphabet có thể phải giảm chi phí để trở thành công ty trị giá 1 tỷ đô la tiếp theo - Ảnh 1.

Sự nén lại của lợi nhuận

Hiện tại, doanh thu dự báo của các nhà phân tích sẽ tăng 17,8% trong năm 2020 lên mức 191,5 tỷ USD, từ mức tăng trưởng dự báo là 18,9% trong năm 2019. Vấn đề lớn đối với Alphabet là tăng trưởng thu nhập chậm hơn, được dự báo sẽ tăng 10,3% lên 53,76 USD mỗi cổ phiếu, từ mức tăng trưởng ước tính 11,6% trong năm 2019. Dự báo thu nhập tăng chậm hơn doanh thu cho thấy các nhà phân tích vẫn đang mong đợi chi phí tăng trong năm 2020. Điều này có thể gây áp lực tiêu cực. Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp đã chịu áp lực rất lớn trong những năm gần đây, trượt dốc kể từ tháng 9 năm 2017. Từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 9 năm 2017, lợi nhuận đã ổn định trở lại. Nhưng sau đó, một vài thứ đã thay đổi trong quý bốn năm 2017, và đột nhiên lợi nhuận bắt đầu trượt dốc mạnh mẽ.

Alphabet có thể phải giảm chi phí để trở thành công ty trị giá 1 tỷ đô la tiếp theo - Ảnh 2.

Chi phí tăng cao

Quý 4 năm 2018 là khoảng thời gian mà tổng ​​chi phí sản xuất trên báo cáo thu nhập tăng 34% so với năm trước. Chi phí mua lại lưu lượng truy cập cao hơn cho các thiết bị di động đã tạo nên bước nhảy vọt đáng kể. Trên cơ sở kéo dài mười hai tháng bắt đầu từ quý 4 năm 2017, chi phí sản xuất đã tăng khoảng 51% lên 68,8 tỷ đô la. Đồng thời chi phí Nghiên cứu và Phát triển cũng đã tăng khoảng 49,3% lên 24,8 tỷ đô la. Trong khi đó, trong cùng thời gian ấy doanh thu đã tăng khoảng 39,9% lên 155 tỷ USD.

Điều đó có nghĩa là để sự tăng trưởng thu nhập tăng nhanh hơn và theo kịp tốc độ tăng trưởng của doanh thu, chi phí sẽ cần phải giảm. Một sự điều chỉnh cân bằng đầy khó khăn cho CEO mới bằng việc cố gắng chi tiêu vừa đủ để lên kế hoạch cho tương lai cũng như có thể kéo lợi nhuận cao hơn.

Alphabet có thể phải giảm chi phí để trở thành công ty trị giá 1 tỷ đô la tiếp theo - Ảnh 3.

Quay lưng lại từ mốc dưới cùng

Khía cạnh kinh doanh của doanh nghiệp và các tỷ suất lợi nhuận sẽ cần được tập trung vào năm 2020. Đó là bởi vì thu nhập trên mỗi cổ phiếu đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi phân khúc kinh doanh khác trên báo cáo thu nhập trong các quý gần đây. Chẳng hạn, thu nhập khác trong quý 3 năm 2019 đã làm tổn hại lợi nhuận, do khoản lỗ 1,5 tỷ USD trên chứng khoán vốn. So với cùng kỳ năm 2018, công ty đã có khoản lãi chưa thu được là 1,3 tỷ USD. Những biến động lớn trong thu nhập khác này có thể có tác động lớn đến lợi nhuận và thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty. Kết quả cho thấy thu nhập kinh doanh được cải thiện so với cùng kỳ năm trước, nhưng tổng thu nhập ròng đã giảm.

Nếu Alphabet có thể chỉ ra điều này cho các nhà đầu tư, nó có thể tăng 18% doanh thu xung quanh các dự báo của nhà phân tích và công ty có thể kiểm soát chi phí đồng thời tăng thu nhập kinh doanh. Sau đó, cổ phiếu sẽ có khả năng vượt lên và doanh nhập sẽ được gia nhập hội vốn hóa thị trường trị giá 1 nghìn tỷ đô la. Và ngược lại, nếu chi phí tiếp tục tăng và tỷ suất lợi nhuận bị nén lại thì năm 2020 sẽ là một năm đầy thách thức đối với cổ phiếu nói riêng và Alphabet nói chung.

Bảo Phương

Cùng chuyên mục
XEM