Ai là youtuber kiếm tiền nhiều nhất ở Việt Nam
Theo công bố của mới đây từ Google, tài khoản Độ Mixi đang dẫn đầu top 10 nhà sáng tạo YouTube tại Việt Nam, với 4,45 triệu subcriber.
Tính đến 28/1, tại Việt Nam, theo xếp hạng 100 kênh YouTube (top 100) dẫn đầu lượt theo dõi của Social Blade, chuyên trang thống kê độc lập uy tín nhất thế giới, kênh “bét bảng” nhóm này cũng đạt 2,61 triệu subscriber (đăng ký). Còn kênh dẫn đầu, POP Kids - 13,2 triệu subcriber, thu nhập ước tính 858 nghìn - 13,7 triệu USD, tức có thể lên tới 315 tỷ đồng.
Các lĩnh vực “hot” trong top 100 là nội dung thiếu nhi, thể thao điện tử, ẩm thực, giải trí, làm đẹp… Chủ sở hữu các kênh này là cá nhân, nhóm sáng tạo nội dung hoặc các công ty, tổ chức.
Theo công bố của mới đây từ Google, tài khoản Độ Mixi đang dẫn đầu top 10 nhà sáng tạo YouTube tại Việt Nam, với 4,45 triệu subcriber, có thu nhập 3,35 - 53 tỷ đồng/năm.
Xếp thứ 2 là kênh Trấn Thành Town, thu nhập ước đạt từ 1,6 - 25,3 tỷ đồng/năm; kênh Hậu Hoàng với loạt video nhạc chế của 9X này được đánh giá có thể mang về thu nhập tương đương 1,44 - 23 tỷ đồng…
Trên một livestream gần đây, Streamer, YouTuber Độ Mixi bày tỏ bức xúc khi hình ảnh của anh được mang ra minh họa cho cá nhân bí ẩn đóng thuế 23 tỷ đồng. Anh cho rằng, thống kê ước lượng của một số trang web chỉ là ảo, có thể đúng với nước ngoài chứ không đúng với các YouTuber tại Việt Nam. “Các bạn cứ quy 1.000 view hay 1 triệu view ra được bao nhiêu tiền, ra cục tiền to thì cả Việt Nam này ở nhà làm YouTube hết”, Độ Mixi chia sẻ.
Trước đó, Hậu Hoàng từng tiết lộ, số tiền người dùng nhận được thông qua YouTube không tính bằng view, mà tính bằng lượt chạy quảng cáo trên clip.
Cô khẳng định, nếu các clip nước ngoài nhận được khoảng 1 tỷ đồng thì con số mà kênh của cô nói riêng và các YouTube Việt Nam nói chung chỉ khoảng 50 triệu đồng.
Theo đó, các kênh YouTube của Việt Nam thường chỉ đạt thu nhập bằng từ 1/10 đến 1/20 so với lượt xem đến từ nước ngoài.
Thu nhập của YouTuber này chủ yếu đến từ quảng cáo. Tuy nhiên, có tài trợ đồng nghĩa với việc phải đáp ứng yêu cầu riêng, cao hơn từ nhãn hàng.