Ai cũng đâm đầu vào kiếm tiền nhưng mấy ai cảm thấy thoả mãn?

05/09/2016 14:04 PM | Sống

Tác giả Joshua Fields Millburn của tờ Minimalist đã chia sẻ cách thức kiếm tiền cũng như giải phóng bản thân khỏi áp lực kiếm tiền để có cuộc sống thanh thản hơn.

Trong một thế giới mà vật chất ngập tràn đủ hình đủ dạng, xuất hiện mời gọi quyến rũ như hiện nay, một xã hội ngày càng chạy theo thế giới vật chất đó, thì con người sống trong đó là chúng ta đây cũng bị quay cuồng với đồng tiền.

Có tiền để có thứ này thứ kia, có cái xe này rồi sẽ thích có cái xe sang hơn, có cái nhà rồi thích có cái nhà to hơn… Cứ thế quay cuồng trong một vòng xoáy kiếm tiền mê mải. Và đôi khi vòng xoáy đó khiến cho ta mệt mỏi. Một ngày nọ nhìn vào những thứ ta đang sở hữu và đã tiêu xài, có bao giờ bạn tự hỏi: “nó có đáng không?”

Joshua Fields Millburn của tờ Minimalist đã chia sẻ một câu hỏi mà anh áp dụng để giải phóng bản thân khỏi sự phụ thuộc đồng tiền, thoát khỏi những ngày kiếm tiền mê mải nhưng chẳng bao giờ cảm thấy thỏa mãn.

Càng hy sinh nhiều thứ, đồng tiền càng ngày càng trở nên quan trọng hơn. Có cái gì đó mất mát.

“Tôi quay cuồng ở trung tâm mua sắm

Tôi tìm kiếm niềm vui, tôi mua về mọi thứ

Nhưng chẳng vơi được nổi đau đáu thèm khát

Có lẽ tôi nên nhấn chìm cơn khát đó trước tiên”

Tôi kiếm được nhiều tiền, rất nhiều tiền, nhưng vấn đề là tôi tiêu nhiều hơn. Và đó là nguồn gốc của sự không thỏa mãn trong cuộc đời tôi, điều đó cứ đeo bám lấy tôi trong suốt những năm thuở 20.

Khi tôi 19 tuổi, tôi làm việc 6 đến 7 ngày một tuần, và kiếm hơn 50.000 $ một năm, với một đứa nhóc không bằng cấp đến từ Dayton Ohio thì con số đó là rất lớn – thậm chí nhiều hơn số tiền mẹ tôi kiếm được.

Vấn đề là khi tôi làm ra 50.000 $, tôi tiêu xài 65.000 $. Khi tôi kiếm được 65, tôi tiêu 80. Cuối cùng, tôi đã làm việc như điên, 362 ngày một năm, và kiếm được đồng lương 6 con số. Nghe tuyệt vời phải không, nhưng tôi xài hơn số tiền tôi mang về, nên chẳng bao giờ có dư đồng nào.

Do vậy thay vì mang về thu nhập cực lớn, tôi mang về cho chính mình nợ nần, nỗi lo lắng, và sự không thỏa mãn tràn ngập trong người. Yêu và hận đồng tiền ( thích tiêu tiền, và hận một nỗi chẳng có đủ để tiêu), và đó là cội nguồn của sự không thỏa mãn trong tôi.

Bạn có thể nói tôi ngu xuẩn. Không sao, bạn nên nói vậy. Tôi đúng là ngu xuẩn. Nhưng tôi không ngu xuẩn trong việc hoang phí thu nhập mình làm ra, tôi ngu xuẩn bởi tôi đã đặt nhầm giá trị cho đồng tiền. Tôi đem gán những con số lên người, tôi sẵn sàng đem chính mình ra để đổi lấy tiền. Tôi đã nói người khác rằng họ có thể lấy thời gian của tôi, sự tự do của tôi, đổi lại là những tờ giấy bạc với hình ông chủ ngạo nghễ của tôi trên đó.

Xu hướng tối giản cho phép tôi loại bỏ những râu ria của cuộc đời và từ đó tôi có thể tập trung vào những gì thực sự quan trọng mà thôi. Và giờ đây, khi tôi 31 tuổi, tôi kiếm ít tiền hơn cậu trai trẻ ngu ngốc tôi đây lúc 19 tuổi. Nhưng giờ đây tôi không mang nợ, không phải vật lộn kiếm tiền, và quan trọng hơn hết là tôi đang hạnh phúc.

Giờ đây, trước khi tiêu thứ gì, tôi luôn hỏi bản thân một câu thôi: cái này có đáng để đổi lấy tự do của mình?

Ly cà phê này đáng 2 đồng tự do không?

Cái áo này đáng 30 đồng tự do không?

Cái xe này đáng 20.000 đồng tự do không?

Nói cách khác, tôi sẽ “vui hơn, tốt hơn, khỏe hơn…từ thứ mà tôi định mua?” hay tôi “cảm thấy có giá hơn nếu tôi có được tự do của mình?”

Hiện tại, tôi biết mỗi đồng tôi tiêu xài phải là những đồng tiền mua những thứ thực sự có lợi cho cuộc sống mình. Tôi có mái nhà che chắn mình hàng đêm, vài bộ quần áo giữ ấm bản thân, những cuốn sách và đĩa nhạc tôi mua đem lại cho tôi niềm vui, những kỉ niệm tôi chia sẻ với bạn bè qua những giờ xem phim, những buổi hòa nhạc đã tăng thêm giá trị cho cuộc đời tôi và cuộc đời họ, một tách trà với bạn thân có giá hơn gấp nhiều lần so với một cuộc mua sắm.

Tôi không còn phung phí tiền nữa, và do vậy chẳng còn lí do gì để theo đuổi đồng tiền một cách không ngừng nghỉ nữa.

“Thứ này có đáng để đổi lấy sự tự do không?” Bạn thấy câu hỏi đó như thế nào? Có đáng để hỏi bản thân mình trước khi tiêu xài không?

Yên Chi

Cùng chuyên mục
XEM