88 tuổi, Hoàng đế Càn Long vẫn nạp phi tần 13 tuổi làm thiếp, một năm sau, kết cục đau thương ập đến

16/06/2024 10:45 AM | Sống

13 tuổi vào cung, Tấn phi khi đó ngỡ rằng mình sẽ được gả cho Gia Khánh đế nhưng chẳng thể ngờ số phận đã đẩy cô vào một bi kịch khác.

Càn Long đế của nhà Thanh sống đến 89 tuổi được xem là vị quân vương có tuổi thọ cao nhất lịch sử Trung Quốc. Bát Kỳ Mãn Châu triều Thanh tổ chức tuyển tú (tuyển phi cho Hoàng đế) mỗi năm một lần. Nữ giới Bát Kỳ tham gia tuyển tú trong độ tuổi từ 13 đến 16 tuổi. Do đó có thể hiểu, việc Càn Long lớn tuổi hơn rất nhiều so với phi tử trong hậu cung cũng là chuyện thường tình.

Song ít ai biết được, Hoàng đế Càn Long còn có một vị phi tử nhỏ hơn ông đến 75 tuổi. Đó chính là Tấn phi. Điều thú vị là Tấn phi có quan hệ họ hàng với Hoàng hậu Phú Sát, cả hai cùng xuất thân từ tộc Sa Tế Phú Sát thị thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Tính theo quan hệ tôn ti gia đình, Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu chính là bà của Tấn phi.

88 tuổi, Hoàng đế Càn Long vẫn nạp phi tần 13 tuổi làm thiếp, một năm sau, kết cục đau thương ập đến- Ảnh 1.

Hình vẽ Càn Long trong thư viện - Nguồn: Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh

Có thể vì Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu qua đời khi chỉ mới 37 tuổi nên người cháu gái Tấn phi này chưa từng gặp bà bao giờ. Tấn phi Phú Sát thị thật ra chỉ là một nhân vật nhỏ không xuất hiện quá nhiều trong ghi chép lịch sử. Theo một số thông tin, bà là con gái của Chủ sự bổ khuyết của bộ Công - Đức Khắc Tinh Ngạch, cũng là cháu gái đời đời thứ 5 của Mễ Tư Hàn (đại thần dưới thời Khang Hi).

Song, được sủng ái một năm, Tấn phi đã trở thành goá phụ khi Càn Long qua đời ở tuổi 89. Vậy vì sao Càn Long biết rõ mình đã già, vậy tại sao còn phải lập thiếp?.

Thực chất, vị Tấn phi này là món quà của con trai ông - Gia Khánh đế tặng cho cha mình. Lúc đó, Càn Long 88 tuổi bị bệnh nằm liệt giường, suốt ngày trong cung than thở buồn bã.

Vua Gia Khánh thấy cha mình suốt ngày buồn bã không vui, vì lấy lòng ông, nên đã nghĩ đến việc tìm cho ông một tiểu thiếp khác. Nhưng điều mà ông không ngờ đến chính là ý tưởng của mình đã thay đổi cả cuộc đời một của một cô gái.

Chuyện xảy ra vào năm thứ ba triều đại của Hoàng đế Gia Khánh, vào ngày tuyển tú (tuyển phi cho Hoàng đế), ông phát hiện ra một mỹ nhân xinh đẹp và đáng yêu. Cô gái này chính là cháu của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu - người phụ nữ được Càn Long vô cùng yêu thương sủng ái. Gia Khánh nghe được điều này rất vui mừng, vì ông biết rằng cha mình cả đời đều say mê phụ nữ tộc Sa Tế Phú Sát thị, nếu bây giờ lại có được một cô gái Phú Sát thị thì chắc chắn cha ông sẽ rất vui.

88 tuổi, Hoàng đế Càn Long vẫn nạp phi tần 13 tuổi làm thiếp, một năm sau, kết cục đau thương ập đến- Ảnh 2.

Tấn phi vào cung khi mới 13 tuổi

Ở buổi tuyển tú, cô bé này thấy Hoàng đế cứ nhìn chằm chằm vào mình, cô đoán chắc là Hoàng thượng đã có ý với mình và mình chắc chắn sẽ được chọn. Trong đầu cô bé thầm nghĩ, sau khi được chọn chắc chắn sẽ được sủng ái, nếu không phải là Quý phi trong Hoàng tộc thì ít nhất cũng là một người cao quý.

Thực tế, cô bé đã đoán đúng và bản thân đã được tuyển chọn. Nhưng điều cô bé không ngờ là sau khi vào cung, Gia Khánh lại dâng tặng cô cho người cha Thái Thượng Hoàng đã 88 tuổi của mình, khi đó hai người cách nhau 75 tuổi.

Sau khi biết mình bị dâng tặng cho Càn Long, Tấn phi rất uất ức, cô nghĩ, mình vào cung là để làm tiểu thê tử của đương kim Hoàng thượng, nào ngờ giờ lại là tiểu mẫu thân của Hoàng thượng, nhưng vì một khi đã bước vào cửa cung thì sâu như biển, cô có thể làm được gì?.

Khi Càn Long nhìn thấy cô gái xinh đẹp như vậy, lập tức trở nên hưng phấn, bệnh tình của ông được cải thiện rất nhiều, đôi chân bỗng trở nên linh hoạt trở lại, khi rảnh rỗi là ông lại đến phòng của Tấn phi. Nhưng suy cho cùng, ông cũng đã già yếu, lực bất tòng tâm, có thể nói ông giống như cây già đã khô héo.

Cơ thể già yếu của Càn Long chỉ trụ được thêm một năm thì qua đời. Cho nên, Tấn phi này thật đáng thương, tuổi còn trẻ như vậy lại gả cho một ông già như Càn Long. Khi Càn Long qua đời, cô mới 14 tuổi. Cuộc đời cô đã tàn lụi trước khi kịp nở hoa.

Sau khi Càn Long qua đời, cô chuyển đến Cung Thọ Khang - một viện dưỡng lão cùng một nhóm các bà, các chị lớn tuổi. Lúc đầu, cô có thể trò chuyện và chơi bài với những người chị lớn tuổi này, nhưng thời gian trôi qua, Tấn phi dù sao cũng không chịu nổi, cô chỉ mới 14 tuổi, vẫn là một cô gái ngây thơ lãng mạn, cô muốn có một tình yêu mãnh liệt, có một gia đình hạnh phúc, có một người chồng thủy chung, có những đứa con ngoan ngoãn, nhưng giờ cô lại chẳng có cái gì.

Điều đáng thương hơn nữa là các bà, các chị cùng nhau đến Cung Thọ Khang với cô đều lần lượt qua đời. Cô là người duy nhất còn lại trong cái Cung rộng lớn, cô đơn và không có người để nương tựa.

Hàng ngày, mỗi khi thức dậy, cô cũng không buồn trang điểm hay diện những bộ váy áo xinh đẹp nữa, cô chỉ ngồi bên cửa sổ, nhìn bức tường thành cao và cảm thấy thương tiếc cho số phận của chính mình. Và cứ như thế, cô đã sống như vậy hơn mười năm, cho đến khi Hoàng đế Gia Khánh băng hà và Hoàng đế Đạo Quang lên ngôi.

Đạo Quang lại vô cùng kính trọng vị phi tử còn sống duy nhất của ông nội Càn Long. Sau khi đăng cơ, ông đã phong Tấn phi Phú Sát thị thành Hoàng tổ Tấn phi.

88 tuổi, Hoàng đế Càn Long vẫn nạp phi tần 13 tuổi làm thiếp, một năm sau, kết cục đau thương ập đến- Ảnh 3.

Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu (Phú Sát Hoàng hậu) là người phụ nữ được Càn Long yêu thương nhất

Cứ như vậy, chỉ sau một đêm, cô đã được phong phi và trở thành người có chức vị cao nhất trong hậu cung một cách khó hiểu khi mới hơn 30 tuổi. Nhưng phong phi thì có ích gì? Chồng thì đã chết, các chị em ở cùng nhau cũng đều đã chết, con cái cũng không có, bên cạnh cũng chẳng có ai để tâm sự.

Tấn phi trở nên lầm lì, có lúc trở nên cuồng loạn và lo lắng, thường ngồi một chỗ ngơ ngác một lúc lâu, cơ thể trở nên gầy đi rõ rệt.

Năm Đạo Quang thứ 2, tức 1822, Tấn phi qua đời trong cô đơn, khi đó bà chưa đến 40 tuổi. Tấn phi thị được an táng vào Phi viên tẩm của Dụ lăng thuộc Thanh Đông lăng. Trong các phi tần của Càn Long Đế, bà là người mất cuối cùng. Bà cũng là vị phi tần cuối cùng được an táng vào Dụ lăng, do đó phần mộ của bà nằm ở vị trí cuối cùng, thuộc hàng cuối cùng của dãy thứ 5 trong Phi viên tẩm.

Nguồn: Sohu, Kknews

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM