8 tỉnh miền Tây yêu cầu người dân không ra đường vào buổi tối cả đường bộ và đường sông

28/07/2021 13:42 PM | Xã hội

Nhiều tỉnh miền Tây yêu cầu người dân không ra đường từ 18 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.

Lực lượng chức năng Bến Tre kiểm tra giấy tờ người dân. - Ảnh. H. Trung
Lực lượng chức năng Bến Tre kiểm tra giấy tờ người dân. - Ảnh. H. Trung

Tại miền Tây, các tỉnh Bạc Liêu, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang không cho người dân không ra đường ban đêm từ ngày 27/7; riêng tỉnh Kiên Giang, Bến Tre áp dụng từ ngày 28/7.

Cụ thể, tại An Giang, ngày 27/7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước ký công văn yêu cầu, kể từ 18 giờ cho đến 5 giờ sáng hôm sau tất cả người dân trên đia bàn tỉnh không được phép ra đường (lưu thông trên bộ và sông) trừ trường hợp thật cần thiết như cấp cứu, công vụ, thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch hoặc thực hiện các yêu cầu cấp bách của cơ quan có thẩm quyền.

8 tỉnh miền Tây yêu cầu người dân không ra đường vào buổi tối cả đường bộ và đường sông - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng tỉnh Vĩnh Long kiểm tra xe tại thị xã Bình Minh. - Ảnh: C. Hạnh

UBND tỉnh An Giang yêu cầu các huyện khẩn trường triển khai nội dung chỉ đạo nêu trên cho người dân biết, chấp chấp thực hiện, đồng thời, tăng cường kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm theo quy định. Thời gian áp dụng từ ngày 27/7 cho đến khi có thông báo mới.

Tại Bến Tre, công văn nêu rõ, khung giờ đi chợ (phải có các loại giấy tờ theo quy định) từ 6 giờ đến 10 giờ và 14 giờ đến 17 giờ hằng ngày; Quy định người dân không được ra đường từ 18 giờ đến 5 giờ hôm sau. Thời gian áp dụng từ 6 giờ ngày 28/7. Đối với các trường hợp khác như: cấp cứu, đi mua thuốc trị bệnh, thi hành công vụ, chuyên chở hàng hóa thiết yếu... mới được ra đường. Ngoài ra, UBND tỉnh còn yêu cầu, hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể triển khai đi mua hàng hóa thiết yếu, thực phẩm giúp hạn chế tối đa việc đi lại của người dân. Ngành công an quản lý chặt chẽ người đi giao hàng không để lây lan dịch bệnh...

8 tỉnh miền Tây yêu cầu người dân không ra đường vào buổi tối cả đường bộ và đường sông - Ảnh 2.

Công an Hậu Giang nhắc nhờ người dân. - Ảnh: CAHG

Quảng Cáo

Tại Hậu Giang, Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu, kể từ 18 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, người dân tuyệt đối không ra đường, trừ các trường hợp: cấp cứu; lực lượng làm công tác phòng, chống dịch; lực lượng phòng, chống thiên tai; cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài; lực lượng phát hành thư báo; công nhân vệ sinh môi trường đô thị; xử lý sự cố về điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật; các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu; phương tiện đưa đón công nhân tại các doanh nghiệp đang thực hiện "1 cung đường – 2 điểm đến"; phương tiện vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu; các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, ga. Áp dụng từ ngày 27/7 đến ngày 2/8.

8 tỉnh miền Tây yêu cầu người dân không ra đường vào buổi tối cả đường bộ và đường sông - Ảnh 3.

Tại TP Cần Thơ 'thủ phủ' của miền Tây, tuy chưa áp dụng giờ giới nghiêm nhưng vào ban đêm vắng bóng người trên đường. - Ảnh: Hòa Hội

Tại Kiên Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Minh Thành chỉ đạo thực hiện giờ giới nghiêm trên địa bàn toàn tỉnh bắt đầu từ 0 giờ ngày 28/7 cho đến khi có thông báo mới.

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương quy định cụ thể về thời gian người dân đi mua lương thực, hàng hoá thiết yếu theo nguyên tắc mỗi hộ gia đình chỉ cho phép 1 người đi mua lương thực, hàng hoá thiết yếu.

Từ 5-10 ngày đi chợ 1 lần; thực hiện luân phiên ngày chẵn - lẻ; giới hạn thời gian đi mua lương thực, hàng hóa thiết yếu mỗi ngày 6 giờ (buổi sáng 3 giờ, buổi chiều 3 giờ). Việc quy định thời gian đi mua hàng của người dân phải đảm bảo tránh đông người cùng một lúc. Vận động người dân mua lương thực thực phẩm đủ dùng từ 5-10 ngày để hạn chế tối đa việc ra đường.

Ngoài ra, yêu cầu Sở Công Thương theo dõi sát nguồn hàng thiết yếu của người dân, có phương án phục vụ, đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm hàng hóa thiết yếu cho người dân; có kế hoạch điều tiết, cung ứng hàng hoá kịp thời, trong đó ưu tiên các nguồn hàng có sẵn của địa phương bằng cách tổ chức thu mua và bán tại địa phương các loại rau xanh, lương thực, thực phẩm.

Hòa Hội - Cảnh Kỳ

Cùng chuyên mục
XEM