70 năm nghiên cứu, chuyên gia Anh phát hiện 3 điều quyết định cuộc đời đứa trẻ: Chẳng sinh ra ở vạch đích cũng có thể thành công hơn người!
Đây đều là những bí quyết giúp con "hoá rồng, hoá phượng" mà không phải phụ huynh nào cũng nắm rõ.
Mỗi đứa trẻ ra đời đều mang theo những hy vọng cháy bỏng của cha mẹ. Mong ước hầu hết của cha mẹ là con "hoá rồng, hoá phượng", có cuộc đời hanh thông. Để con trở thành một người tài năng, không bị thua ở vạch đích, nhiều bậc cha mẹ thậm chí lên kế hoạch nuôi dạy từ khi con còn là bào thai.
Hầu hết các phụ huynh thường tin rằng chỉ số IQ mới quyết dịnh đứa trẻ có thành công trong tương lai hay không.
Liên quan đến vấn đề này, một số chuyên gia người Anh đã tiến hành hành một cuộc khảo sát với hơn 70.000 trẻ em vào năm 1946. Trong thời gian này, các nhà nghiên cứu thu thập các yếu tố khác nhau ở một đứa trẻ như: DNA, răng và phương pháp giáo dục của cha mẹ.
Cuối cùng họ đưa ra kết luận: Tương lai một đứa trẻ thành công không liên quan nhiều đến chỉ số IQ. Đây mới là 3 điều ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời trẻ.
1. Giáo dục gia đình
Trẻ em có đặc điểm là thường bắt chước người lớn. Và đối tượng đầu tiên mà trẻ bắt chước đa số là cha mẹ. Vì vậy, trong lời nói và việc làm của cha mẹ, ở một khía cạnh nào đó thực chất đang gánh vác cả tương lai của con cái.
Chẳng hạn nếu cha mẹ là người ham học học, thích đọc sách thì trẻ sẽ có xu hướng làm theo. Trẻ cũng sẽ phát triển thói quen đọc ngay từ khi còn nhỏ.
Cha mẹ chính là tấm gương đầu đời gần gũi với con, để con noi theo, nhất là trong cách cư xử với các thành viên trong gia đình. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ số, mạng xã hội nên trẻ tiếp thu rất nhanh cả những điều hay và điều có hại. Vì thế, cha mẹ cần không ngừng cập nhật thông tin, nắm bắt được nhu cầu tâm lý để có phương pháp giáo dục, rèn luyện nhân cách phù hợp với từng giai đoạn.
Đồng thời, cha mẹ cũng cần tìm hiểu xu thế mới của giới trẻ trong xã hội hiện tại để chia sẻ, định hướng đối với sự phát triển nhân cách của con. Nhưng cũng cần tránh sự bất đồng về nội dung, phương pháp giáo dục, rèn luyện trong gia đình gây hoang mang, thiếu niềm tin ở trẻ.
Cha mẹ cũng cần kích thích khám phá ở trẻ qua các hoạt động vui chơi giải trí, du lịch, giao lưu, thăm hỏi người thân trong gia đình,.. Qua đó giúp trẻ gắn bó với gia đình, tạo ra hứng thú trong cuộc sống, biết chia sẻ, tâm sự giúp phần hình thành các năng lực, phẩm chất, kỹ nắng sống. Hơn thế, trẻ cũng phát huy được những ưu điểm và khắc phục hạn chế của bản thân để hoà nhập tốt với môi trường hiện đại.
Để giúp trẻ trưởng thành, có nhân cách tốt là việc khó khăn, không thể một sớm một chiều. Do vậy, mỗi gia đình cần định hướng cụ thể mục đích, có phương pháp giáo dục khoa học để giúp trẻ sớm hình thành nhân cách sống tốt và tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai.
2. Phát triển trí não
Trên thực tế, những gì chúng ta nghĩ về chỉ số IQ không phải là khả năng của bộ não hay bất cứ thứ gì mà là mức độ phát triển của não bộ.
Bộ não giống như một kho báu đang chờ khai thác vậy. Người biết đào sâu sẽ tìm thấy nhiều báu vật. Trong khi người hời hợt đào nông chỉ nhận về những thứ kém giá trị.
Vậy làm thế nào để trí não của trẻ phát triển vượt trội? Cha mẹ cần nắm bắt được thời kỳ "vàng" phát triển trí não để hỗ trợ trẻ.
Nghiên cứu khoa học chỉ ra, não bộ con người phát triển nhanh nhất trước 3 tuổi và có thể phát triển đến 60%. Sau 3 tuổi và trước 6 tuổi, 80% sự phát triển của não bộ sẽ được hoàn thiện. Do đó, cha mẹ nên có những phương pháp hỗ trợ tập trung trước khi trẻ lên 3 tuổi.
Một số phương pháp mà cha mẹ có thể tham khảo như sau: nói chuyện với con nhiều hơn, cùng con chơi giải đố và các trò chơi khác nhằm phát triển tư duy, thoả mãn ham muốn khám phá của con, hình thành thói quen đọc sách cho con, đưa con đi du lịch nhiều nơi,…
3. Hình thành sự tập trung
Sự tập trung của một người quyết định hiệu quả làm việc. Nếu một người làm việc thiếu tập trung, làm việc nửa vời với thái độ thiếu nghiêm túc sẽ không đạt hiệu quả cao trong công việc.
Nhìn vào những người thành công, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy điểm chung của họ là có khả năng tập trung phi thường.
Còn ở đứa trẻ kém tập trung đương nhiên sẽ có kết quả học tập không tốt. Chưa kể sau này khi ra ngoài xã hội làm một công việc nào đó, hiệu quả thường thấp, kém xa những người tập trung cao độ.
Vậy làm thế nào để rèn luyện sự tập trung của trẻ? Cha mẹ có thể tổ chức các trò chơi để rèn luyện sự tập trung cho trẻ. Đồng thời khi trẻ đang nghiên cứu một món đồ nào đó, lưu ý là cha mẹ không nên làm phiền trẻ. Việc thường xuyên bị gián đoạn sẽ khiến trẻ cảm thấy khó tập trung. Điều này dẫn đến sự suy giảm khả năng tập trung.
Muốn con thành tài thì sự dạy dỗ cẩn thận từ cha mẹ là điều tuyệt đối không thể thiếu. Đừng nghĩ rằng việc này không quan trọng. Nếu các bậc cha mẹ nắm vững 3 điều trên chắc chắn sẽ giúp con có tương lai rạng rỡ, sự nghiệp suôn sẻ.