7 loại đàn ông hay bị mọi người ghét khi nói chuyện, phụ nữ khôn ngoan phải biết tránh xa
Lời nói luôn là công cụ hữu hiệu để kết nói con người với con người nhưng nó cũng có thể là con dao hai lưỡi giết chết một mối quan hệ. Có thể nói rằng nói chuyện cũng là một nghệ thuật buộc một người phải biết sử dụng ngôn từ một cách hợp lý và tinh tế.
Đàn ông muốn thành công, dù là trong công việc hay trong các mối quan hệ xã hội, nghệ thuật nói chuyện là một yếu tố tối quan trọng. Nếu là một trong những loại đàn ông sau đây, bạn nên thay đổi cách ăn nói của mình càng sớm càng tốt:
1. Đàn ông không biết gì nhưng luôn giả vờ biết
Học vấn của con người là có hạn. Những người đi trước thường bảo ban những người đi sau "Cuộc sống thì có hạn nhưng kiến thức thì vô hạn". Trên thế giới này có biết bao nhiều người đàn ông luôn cho rằng mình đã học đủ, họ kiên quyết không tin câu nói này, cho rằng câu nói ấy chỉ áp dụng với những người bình thường còn không thích hợp với bản thân
họ. Một khi học vấn của họ đã bộc lộ khiếm khuyết thì chỉ càng làm mọi người chán ghét hơn.
2. Đàn ông bề ngoài hào nhoáng nhưng bên trong rỗng tuếch
Những người này ăn nói lanh lợi, thao thao bất tuyệt, khi mới tiếp xúc dễ để lại ấn tượng tốt đẹp và được coi là người giỏi thể hiện và là người có kiến thức phong phú. Nhưng cần phải biết họ là những người có bề ngoài hào nhoáng nhưng bên trong rỗng tuếch, không có thực lực, chỉ trang điểm bên ngoài bằng những lời nói sáo rỗng đẹp đẽ, họ luôn có những lý luận hợp thời và đã mê hoặc được rất nhiều người nhận thức kém, kiến thức còn thiếu thốn.
3. Đàn ông có bề ngoài giống như những nghệ sĩ giấy
Những người này ít nhiều cũng tài hoa, biết chút ít các kiến thức, nói chuyện cũng có đạo lý, dường như là người có học vấn đa tài. Nhưng biết nhiều mà k hông tinh thì khó tránh khỏi không lừa dối người khác. Những người này đa phần khi còn trẻ có đọc sách, có nhiều ham muốn, sở thích, nhưng chỉ là khôn vặt, hoặc là không gặp đúng thầy đúng thợ, hoàn cảnh và điều kiện học tập hạn chế nên chưa thể vươn tới học những thứ cao hơn, tinh thông hơn. Đến khi tuổi học tập đã trôi qua thì dù có muốn học hỏi cũng lực bất tòng tâm, học thức chỉ dừng ở đó mà thôi.
4. Đàn ông trốn tránh hiện thực, tìm kiếm hư vô
"Như hoa mà không phải là hoa", như "sương mà không phải là sương", như "trăng trong gương, như hoa trong nước", con người rất khó nắm bắt. Nhìn bề ngoài thì những người này biết dùng một ít kiến thức trang bị cho "mặt tiền" của mình trong cuộc sống, nhưng thực sự đến lúc "con dâu xấu đi gặp bố mẹ chồng" thì họ sẽ giở những quỷ kế, áp dụng thủ đoạn trốn tránh hiện tại để cầu hư vô, lấp liếm cho qua chuyện. Theo lý đó cũng là một nghệ thuật. Những người n ày có thể là trợ lý tốt, nhưng cần cẩn thận vì nếu không họ sẽ làm cho bạn thất vọng không thể bù đắp nổi.
5. Đàn ông cố chấp
Những người đàn ông như vậy quá kiên trì với ý kiến của mình, không bao giờ nghe những lời khuyên bảo của người khác, do đó khi làm việc khó tránh khỏi sai sót, nếu như cứ kiên trì như vậy thì sẽ trở thành người bảo thủ, cố chấp.
6. Đàn ông chuyên bới lông tìm vết
Những người đàn ông như vậy luôn cố ý bới móc sai lầm của người khác, không có vấn đề gì nhưng cũng cố nghĩ ra một số việc. Nhiều lúc họ vờ là những người chăm chỉ, có trách nhiệm làm việc, nhiều lúc lại khoác bộ mặt ngang ngược vô lối, hoặc tự nhận là người thông minh, kiêu ngạo, phách lối. Cho dù họ thuộc loại nào thì những người đàn ông bới lông tìm vết này luôn có ý nghĩ xấu là không muốn hòa thuận, làm bạn với ai. Khi một người đi đến đâu cũng như vậy thì họ đã phá bỏ mọi nguyên tắc đúng đắn, chỉ tìm mọi cách nói xấu người khác. Nhưng làm như vậy luôn hại người mà không có lợi cho mình.
7. Đàn ông nói ngon nói ngọt
Những lời nói nông nổi thiếu nhân ái. Ngạn ngữ Anh có câu "Những câu nói thành thực thì không bao giờ hoa lệ, những lời nói hoa lệ thì luôn không thành thực". Nói chung thì có nhiều cách miêu tả những câu nói ngon ngọt, những câu nói này nghe thì rất vừa tai. Nhưng nếu ai tin tưởng hoàn toàn những lời này thì lâu dần hậu quả sẽ khó tưởng tượng. Những người đàn ông luôn thích nói ngon nói ngọt là xuất phát từ lợi ích của mình để phỉnh nịnh người khác, để thỏa mãn nguyện vọng riêng tư của mình khi người khác đang chìm đắm trong những câu nói đó. Không chỉ như vậy, những lời nói ngon ngọt luôn che đậy một "giếng ngầm bởi hoa lá", người bị hại khi xuống đáy giếng mới phát hiện ra rằng mình đã lầm.
*Nội dung trích cuốn "Nghệ thuật giao tiếp ứng xử", tác giả Gia Linh