6 nhầm lẫn tai hại quý ông nào cũng mắc phải trong việc chẩn đoán ung thư
Ngày nay, không ít người vẫn cho rằng ung thư là căn bệnh "tử thần". Nhưng thực tế, nhờ phát hiện sớm và điều trị đúng, vẫn có rất nhiều người chiến thắng loại bệnh nguy hiểm này.
Mới đây, trang "Sức khỏe nam giới" tại Mỹ đã công bố danh sách 6 loại ung thư nam giới có tỷ lệ mắc cao nhất và chỉ ra không ít sai lầm trong việc nhận biết ung thư mà chúng ta vẫn thường lầm tưởng dưới đây.
1. Ung thư tuyến tiền liệt
Nhận định sai lầm: Có không ít quý ông vẫn lầm tưởng rằng những đặc điểm như tiểu nhiều, tiểu gấp, nước tiểu "rò rỉ" có liên quan tới ung thư tuyến tiền liệt. Kỳ thực, đó chỉ là dấu hiệu của chứng tăng sản tuyến tiền liệt hoặc hẹp niệu đạo.
Dấu hiệu nhận biết chính xác: Cần lưu ý rằng, triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt không rõ ràng, đến giai đoạn nặng đa phần bệnh nhân bị sụt cân, đau vùng khung chậu, đau lưng hông, tiểu buốt hoặc có máu trong nước tiểu.
(Ảnh minh họa)
Vì vậy, khi thấy những dấu hiệu bất thường kể trên, nam giới cần tiến hành kiểm tra bằng các xét nghiệm chuyên khoa như xét nghiệm PSA, khám DRE… để có kết quả chính xác nhất.
2. Ung thư phổi
Nhận định sai lầm: Không ít bệnh nhân mắc ung thư phổi đều từng có tiền sử bị viêm phổi. Hai loại bệnh này cũng có những biểu hiện ban đầu tương đối giống nhau như sốt, ho khan, ho có đờm…
Dấu hiệu nhận biết đúng: Do nhiều người thường nhầm lẫn ung thư phổi với viêm phổi nên thường bỏ qua giai đoạn điều trị tốt nhất. Vì thế, khi thấy xuất hiện tình trạng ho khan kéo dài, ho ra máu, ngực đau…người bệnh nên thường xuyên tái khám từ 4-6 tuần/ lần và tiến hành chụp X – quang vùng phổi.
Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm nhất về đường hô hấp. (Ảnh minh họa).
3. Ung thư ruột kết
Nhận định sai lầm: Những dấu hiệu như đại tiện ra máu không thấy đau đớn, máu có màu đỏ tươi và ngừng chảy khi kết thúc quá trình đại tiện không phải là dấu hiệu của ung thư ruột kết mà là biểu hiện sớm của bệnh trĩ.
Dấu hiệu nhận biết đúng: Tương tự như việc đi tiểu ra máu, đại tiện ra máu dù chỉ xuất hiện một vài lần cũng là tình trạng không thể coi thường.
Nếu người bệnh mắc ung thư ruột kết, đại tiện ra máu thường kèm theo chất nhày hoặc mủ, máu có màu tối hơn so với bệnh trĩ và có biểu hiện đi tả.
Việc chú ý quan sát tình trạng phân sau mỗi lần đại tiện sẽ giúp người bệnh phát hiện ung thư ruột kết kịp thời. (Ảnh minh họa).
4. Ung thư bàng quang
Nhận định sai lầm: Những biểu hiện của chứng nhiễm trùng đường tiết niệu như bàng quang kích thích, đau niệu đạo thường xuyên bị nhầm lẫn thành ung thư bàng quang.
Dấu hiệu nhận biết đúng: Khi phát hiện máu trong nước tiểu, nam giới nên đặc biệt cảnh giác trước nguy cơ mắc ung thư bàng quan. Tuy nhiên, hầu hết các chứng ung thư bàng quan đều phát sinh ở niêm mạc của cơ quan này, nên nếu được phát hiện sớm thì khả năng điều trị dứt điểm là tương đối cao.
Nếu được phát hiện sớm, ung thư bàng quang hoàn toàn có thể được chữa khỏi. (Ảnh: nguồn Internet).
5. Ung thư hạch bạch huyết
Nhận định sai lầm: Nhiều người cho rằng, hạch bạch huyết bị phù to chính là biểu hiện của ung thư. Nhưng trên thực tế, các bệnh lý về khoang miệng, mũi và một số cơ quan khác cũng có thể gây ra tình trạng này.
Dấu hiệu nhận biết đúng: Hạch bạch huyết sưng to ở các vị trí cổ, nách, háng và không gây cảm giác đau đớn. Khoảng từ 1 đến 2 tháng sau đó, người bệnh thấy thể trọng bị suy giảm không rõ nguyên nhân, khi uống rượu sẽ có cảm giác đau hạch.
6. Ung thư da
Nhận định sai lầm: Trên da xuất hiện các khối u lành tính, có đường kính từ vài mm đến centimét có thể biến đổi màu từ hồng đến màu nâu sẫm là dấu hiệu của chứng dày sừng tiết bã chứ không phải ung thư như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Dấu hiệu nhận biết đúng: Những khối u xuất hiện trên bề mặt da nếu đi kèm với các dấu hiệu như bề mặt sần cứng, có dịch, có máu hoặc có cảm giác đau đớn khi chạm vào rất có thể là dấu hiệu báo trước ung thư da.
*Theo Sina Health