50 tuổi, tôi đi họp lớp bị coi thường vì làm nông, thu nhập thấp nhưng khi con trai đến đón, họ lập tức nín lặng và cúi đầu
Sau nhiều năm ra trường, anh Chân quyết định tham gia buổi họp lớp cùng mọi người. Nhưng buổi tham gia không mấy vui vẻ khi nhận về những lời nói coi thường…
Bài viết tâm sự của anh Trần, 50 tuổi đăng tải trên nền tảng xã hội 163.com (MXH Trung Quốc) thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
***
Tôi là lão Trần, 50 tuổi, trình độ học vấn cao nhất của tôi là hết trung học. Chính điều này cũng khiến công việc của tôi so với bạn bè không được tốt cho lắm. Tôi từng làm việc ở một số nhà máy. Nhưng những công việc đó không phù hợp nên tôi cũng xin nghỉ. Ở nhà tôi có sẵn mảnh đất nên tôi đã tự nuôi sống mình bằng nghề trồng trọt và mở sạp bán một số thứ. Công việc này cũng khiến tôi đủ sống qua ngày.
Để lo cho gia đình có một cuộc sống đầy đủ, tôi cũng hạn chế các cuộc gặp bạn bè, họp lớp…
Tuy nhiên, khi con trai tôi đã trưởng thành, áp lực cuộc sống cũng giảm dần, thậm chí biến mất. Một buổi chiều, tôi bỗng lấy điện thoại thì thấy loạt tin nhắn trong nhóm lớp cấp 3. Tôi tò mò bấm vào xem nội dung gì, những tin nhắn làm tôi bồi hồi nhớ về những ngày đi học.
Nhìn những tin nhắn lần lượt hiện lên tiếp theo, hóa ra lớp đang tổ chức buổi họp lớp. Sau hơn 30 năm ra trường, tôi không tham gia một buổi họp lớp nào, tôi cũng không giữ liên lạc với ai trong lớp cả. Thực sự, tôi cũng không muốn đi lắm nên chỉ im lặng nhìn các bạn nói chuyện. Nhưng hình như ai xem tin nhắn đều hiện lên, lớp trưởng gọi điện thoại cho tôi. Anh ấy mời tôi tham gia buổi họp lớp để ôn lại chuyện xưa. Tôi gật gù đồng ý rồi cúp máy. Tôi nghĩ mình nên đi để tuổi già trở nên phong phú.
Địa điểm diễn ra buổi họp lớp cách nhà tôi không xa, tôi bắt taxi và đến nơi trong thời gian ngắn. Buổi họp lớp diễn ra tại một phòng riêng. Lúc này, gần như toàn bộ mọi người đã đến, mấy chục năm không gặp quả thực nhiều người tôi không thể nhận ra. Dù là bạn học cũ nhưng bây giờ chúng tôi như quen lại từ đầu. Lớp trưởng dù khuôn mặt đã in hằn dấu vết thời gian, nhung tôi nhìn thoáng qua vẫn nhận ra do khí chất vẫn không hề thay đổi.
Anh ta đứng lên giới thiệu trước tiên. Hồi đi học thường xếp hạng nhất lớp, chính vì vậy công việc của anh ta khiến tôi thực sự có chút ghen tị. Lần lượt, lần lượt từng người một. Ngay cả những người bạn ngày trước không học tập nghiêm túc lắm nhưng tất cả họ đều có công việc khá tốt, dù đó là công việc tay chân.
Khi đến lượt tôi giới thiệu bản thân, tôi ngạc nhiên khi bị nhiều bạn chế giễu. Vừa ngắt lời, tôi nghe có người nói: “Đây không phải lão Trần đây sao? Nghe nói ông trồng ray rồi bán hàng, con dâu tôi ngày nào cũng mua rau của ông”.
Lời này vừa nói ra, nhiều người khác lập tức bật cười. Tôi cũng chỉ gượng cười theo. Nếu lúc đó, tôi bác bỏ, nó không chỉ khiến tôi bị cười nhiều hơn mà thậm chí khiến cho bầu không khí trở nên căng thẳng. Đúng vậy, cái tâm lý muốn đạt được niềm vui bằng cách so sánh và coi thường người khác là điều tôi ghét và không thể hiểu nổi. Thấy vậy, lớp trưởng đã nhanh chóng mời người tiếp theo giới thiệu để giải vây cho tôi, nhưng đâu đó tôi vẫn nghe thấy người ta thì thầm.
Họ lại tiếp tục khoe khoang về con cái của mình, có người khoe được con trai tặng một vòng vàng, sắm sửa nhà cửa dịp Tết… Tất cả để thỏa mãn sự kiêu ngạo của họ. Nhưng có trò vui nào mà muốn kết thúc sớm, có người bắt đầu hỏi tôi về con cái.
Liên tục bị chế giễu trong buổi họp lớp
Tôi bình thản nói: “Con trai tôi cũng là nông dân”. Câu nói vừa dứt lời thì có tiếng cười lớn: “Cha là nông dân, con cũng là nông dân là phải rồi!”. Có lẽ trong mắt họ, tôi là một lão nông và có sạp rau nhỏ, con trai tôi đương nhiên sẽ không có thành tích gì cao cả, đúng với câu nói: “Rồng sinh rồng, phượng sinh phượng, chuột sinh con chuột lại đào hang”.
Tôi thực sự khó chịu khi tham gia buổi họp lớp này. Tôi không hiểu gặp mặt là để ôn lại chuyện cũ hay đem nhau ra so bì. Cuối cùng buổi họp lớp cũng kết thúc, mọi người cùng nhau ra về. Tự nhiên có người hỏi tôi muốn về chung không, tôi bình tĩnh trả lời: “Không, lát nữa con trai tôi sẽ lái xe đến đón”.
Lão Vương quay sang nói với tôi cùng giọng giễu cợt: “Không cần trả tiền, tôi sẽ trả cho. Hai cha con đều là nông dân, sao có dư tiền để mua xe và bảo dưỡng? Hay muốn đợi chúng tôi đi về rồi mới đi bộ về một mình phải không?”
Tôi không thèm đáp lại, vừa hay con trai tôi đã đến. Cửa xe mở, con trai xuống mời tôi lên xe. Lão Vương vừa nhìn một lượt chiếc xe và hỏi: “Không phải ông nói con trai ông là nông dân sao? Làm sao có thể lái một chiếc xe xịn như vậy?”.
Tôi bình tĩnh mỉm cười đáp lại: “Đúng vậy, chúng tôi là nông dân, nhưng con trai tôi lại có tham vọng hơn. Nó tốt nghiệp trường Nông nghiệp Thượng Kinh và hiện đang làm việc cho một doanh nghiệp nhà nước. Nó chủ yếu làm trang trại, nghiên cứu giống cây trồng…”
Nghe những lời này, tất cả bạn học đều ngơ ngác, nhất là vẻ mặt của Lão Vương rất kích động. Lúc này những người chế giễu tôi trong bữa tiệc đều cúi mặt, ái ngại nhìn nhau. Tôi cũng không nói gì nhiều, nhìn vẻ mặt ngơ ngác của họ, tôi cảm thấy thật đáng giá ngàn lời nói. Tôi thong dong đi về phía xe của con trai. Sau đó, đóng cửa xe lại một tiếng, để lại những bạn học cũ đang suy nghĩ “lộn xộn” phía sau. Tôi biết sau khi tôi rời đi, họ sẽ nói về tôi, nhưng điều đó không còn quan trọng nữa.