5 cách Amazon tạo ra sản phẩm mới khiến khách hàng mê mẩn

29/05/2021 09:00 AM | Kinh doanh

Trong thập kỷ qua, doanh thu của Amazon luôn tăng thậm chí còn tăng theo cấp số nhân. Amazon được xem là một trong số ít công ty có thể làm được điều này.

Trong quý 3 năm 2021, Jeff Bezos sẽ chính thức rời khỏi vị trí CEO của Amazon. Và Andy Jassy là người kế nhiệm ông. Câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu sau khi Andy Jassy tiếp quản vị trí CEO, công ty có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ giống như trước đây hay không?

Tôi thì tôi không có khả năng để trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên, tôi cảm thấy khi Jeff Bezos còn giữ chức CEO, thì Amazon đã tiến hành thực hiện nhiều kế hoạch liên quan đến việc mở rộng quy mô các dịch vụ và tạo ra nhiều sản phẩm mới.

Dưới đây là 5 ý tưởng của Bezos có thể giúp bạn tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

1. Không ngừng cố gắng làm hài lòng khách hàng

Có lẽ, khắc phục được đúng nhược điểm chính là thành công lớn nhất của các công ty khởi nghiệp. Với Amazon, họ luôn không hài lòng với những gì họ đang làm, cho dù mà công ty đang ngày càng mạnh.

Điều này làm tôi nhớ đến khái niệm niềm vui đồ chơi. Đây là một khái niệm mà tôi đã phát hiện ra khi mua đồ chơi cho các con của tôi. Ban đầu những đứa trẻ tỏ ra hào hứng với những món đồ chơi mới. Thế nhưng chỉ một hoặc hai tuần sau bọn trẻ đã bắt đầu không còn cảm thấy hứng thú với mấy món đồ chơi đó nữa. Thế là chúng lại đòi mua cái mới.

Ý định của Bezos là muốn khách hàng của Amazon tránh xa niềm vui đồ chơi đó. Hay nói cách khác là ông muốn khách hàng của Amazon sẽ luôn hài lòng và yêu thích công ty như một món đồ chơi mới. Đó là lý do tại sao, Jeff Bezos luôn đưa ra những mục tiêu cao hơn cho sản phẩm của mình. Như những gì ông đã viết trong một lá thư cổ đông năm 2016: "Kiên nhẫn thử nghiệm, giải quyết các thất bại, gieo mầm và nhân đôi sự hài lòng của người mua". Đó cũng chính là những gì Amazon cần phải làm.

Tôi khuyên các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên suy nghĩ và làm theo phương pháp này.

2. Sử dụng mô hình bánh đà (flywheel) để phát triển sản phẩm mới.

Ngay khi một công ty đã sở hữu một số sản phẩm tốt, thì công ty đó nên sử dụng mô hình bánh đà để tiếp tục giới thiệu các sản phẩm mới cho khách hàng. Việc này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho công ty. Ví dụ như công ty có thể tiết kiệm được một khoản chi phí nhất định. Ngoài ra, cách này cũng giúp nâng cao khả năng thành công của sản phẩm mới.

Ngay sau khi Amazon đã có sản phẩm cơ bản, công ty đã bắt đầu sử dụng mô hình bánh đà để mở rộng quy mô sản phẩm của mình. Rất nhanh sau đó công ty đã biến nó thành một dòng thu nhập của mình.

Khi phát triển mô hình này, Amazon luôn coi trọng 3 yếu tố: Giá cả cạnh tranh, nhiều sự lựa chọn và sản phẩm luôn sẵn sàng. Nguyên lý của mô hình bánh đã là một nguyên lý vòng lặp: giảm giá thành sẽ có thêm nhiều khách hàng ghé thăm trang web. Nhiều khách hàng hơn đồng nghĩa với việc tăng doanh số bán, thu hút thêm các bên bán thứ 3 vào trang.

Amazon đã áp nguyên lý này với 3 mảng chính:

● Trang thương mại điện tử marketplace trên Amazon.com - bên thứ ba kinh doanh hàng hóa.

● Amazon Prime - cung cấp gói thẻ thành viên trên trang thương mại điện tử Amazon cùng các sản phẩm số khác;

● Amazon Web Services - cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.

Kết quả là cả 3 mảng này, Amazon đều đã thành công. Trong đó sự thành công của mảng điện toán đám mây được cho là nổi trội hơn cả.

3. Thể hiện tư tưởng quản lý kinh doanh

Để tạo ra một sản phẩm mới thành công, bạn cần có năng lực đẳng cấp thế giới.

Amazon biết rằng để AWS thành công thì AWS sẽ phải làm đúng với chuyên môn của mình. Hơn 10 năm trước, Amazon đã đầu tư vào hệ thống máy tính và máy chủ để vận hành doanh nghiệp của mình. Sau đó họ đã phát hiện ra rằng họ có thể thuê các công ty khác làm việc này và nhờ họ cung cấp các dịch vụ liên quan. Nhờ đó công ty đã tiết kiệm được kinh phí xây dựng các hệ thống kỹ thuật.

Vào điểm ra mắt AWS, Amazon đã rất tự tin rằng công ty rất giỏi trong việc "kiểm soát cơ sở hạ tầng và cơ sở tri thức với quy mô lớn".

4. Thuê nhiều CEO

Khi nhu cầu về một sản phẩm tăng lên, bạn phải thuê những người có khả năng làm cho sản phẩm đó sinh lời nhiều hơn.

Amazon làm điều này bằng cách thuê những người có khả năng giống như CEO để làm việc với các nhà cung cấp của AWS.

"Trong đội ngũ phát triển của mình, chúng tôi thuê rất nhiều CEO. Và tương lai của họ phụ thuộc vào chính bản thân họ. Điều chúng tôi cần làm là cho họ một cơ hội. Và việc của họ là sử dụng cơ hội đó, nghiên cứu nó và xây dựng một kế hoạch cho nó" - Jeff Barr.

5. Giảm thiểu chi phí và cho khách hàng tiềm năng biết cách tiết kiệm tiền mặt.

Bạn nên theo dõi các sản phẩm mà khách hàng tiềm năng của bạn đã chọn và không chọn. Điều này sẽ giúp bạn biết khách hàng của bạn đang quan tâm cái gì. Từ đó bạn sẽ biết bạn nên và không nên gửi thông tin gì cho họ. Mặc dù điều này có thể khiến doanh thu của bạn giảm đi nhưng đổi lại khách hàng sẽ nhận ra giá trị mà bạn đang cung cấp cho họ.

Amazon có thể giữ chân được rất nhiều khách hàng đều nhờ vào AWS. Khi khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ của AWS họ nhận ra rằng dịch vụ của Amazon đã giúp họ tiết kiệm tiền. "Trong vài năm qua, chúng tôi đã gửi 2,6 triệu thông báo đến khách hàng bằng dịch vụ Trusted Advisor. Điều này đã giúp họ tiết kiệm chính xác 350 triệu USD mỗi năm.", Barr cho biết.

Chúng ta sẽ xem liệu Jassy có thể thúc đẩy sự đổi mới sau khi ông tiếp quản vị trí của Jeff Bezos hay không. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể áp dụng các phương pháp của Bezos cho doanh nghiệp của mình. Và tôi nghĩ chúng thực sự rất có ích cho bạn đấy.

Mộc Dương

Từ khóa:  amazon , aws
Cùng chuyên mục
XEM